Công Giáo Và Tin Lành

4:12 PM |
Mình leo lên xe. Băng hai còn trống. Mình ngồi cô đơn. Xe sắp sửa lăn bánh, thì một chàng thanh niên phóng lên. Dòm mình một cái rồi nhẹ nhàng ghé mông vào đầu băng, cố tình để một khoảng cách giữa hai người.
Vài phút sau anh chàng lại dòm mình một cái, dòm ngay trân cái cổ côn trắng của mình,rồi hỏi nhỏ nhẹ:
- Bên Công giáo còn giữ luật độc thân không nhỉ?
- Còn chứ, vì Thánh Phalô nói rằng: "Người có vợ, có chồng, thì lo cho vợ cho chồng; người không vợ không chồng thì lo cho Chúa".
- Đúng thế thật - Mục sư bên Tin Lành chúng tôi có gia đình, nên bê trễ việc nhà Chúa nhiều lắm.
- Cậu ở bên Tin Lành hả?
- Dạ.
- Tin lành và Công giáo là chị em của nhau. Hiểu nhau thì thương nhau như chị em gái, không hiểu nhau thì cãi nhau như chị em dâu; đôi khi nổi cơn điên, thì đánh nhau vỡ đầu như anh em rể.
- Linh mục nói chuyện vui quá, ví von đúng quá. Cho con kêu linh mục là cha nha.
- Chúng mình là thế nào với nhau thì cũng được. Đừng là anh em rể thì êm thôi.
- Theo cha nghĩ thì Công giáo và Tin lành khác nhau thế nào?
- Công giáo và Tin lành là hai chị em. Nhưng dù là chị em nhưng cũng có một cái khác nhau. Đó là cái mụt ruồi. Chỉ tiếc một điều là cái mụt ruồi hơi lớn, mọc ngay ở chớp mũi.Thế là hai chị em cứ coi nhau như người dưng nước lã, cãi vã nhau y như không phải là ruột thịt. Thậm chí có lần đâm chém nhau y như Pôn Pốt diệt chủng. Lịch sử gọi cái đêm đẫm máu là: Đêm lễ Thánh Batôlômêô".
- Thiệt sao? Con chưa biết chuyện ấy. Nhưng cãi nhau thì bọn trẻ tụi con mần hoài.
- Cãi nhau về chuyện gì?
- Tụi con cãi nhau về nhiều vấn đề lắm. Công giáo thì tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh. Tin lành thì tin Đức Mẹ chỉ đồng trinh khi sanh Đấng Cứu Thế. Sau đó thì Bà ăn ở với ông Giôsép và sanh thêm bốn trai và một số con gái nữa.
- Muốn tranh cãi thì phải dựa vào Kinh Thánh.
- Thì Máccô nói ở chương sáu câu ba rằng: "Ông ta không phải là bác thợ mộc sao? Không phải con của bà Maria và là anh của các ông Giacôbê, Giôsê, Giuđa và Simon đó sao?
- Bộ con là Tin lành mà cũng phát âm tên các thánh giống như Công giáo hả?
- Con phát âm giống Công giáo để cha dễ hiểu.
- Đồng ý với con rằng bốn ông Giacôbê, Giôsê, Giuđa, và Simon là anh em của Chúa,nhưng là anh em ruột hay là anh em bà con? Chính Máccô 15,40 cho biết rằng Giacôbê và Giôsê là con của bà Maria. Bà Maria này theo trình thuật của Gioan chương mười chín,câu hai mươi năm thì là chị của Đức Mẹ. Gioan kể: "Đứng gần Thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu là bà Maria vợ của ông Clôpát và bà Maria Mácđala. Như vậy thì rõ ràng là dưới chân Thập giá của Chúa có ba bà Maria: Maria mẹ của Chúa, Maria Mácđala và bà Maria vợ của ông Clôpát, cũng là mẹ của Giacôbê và Giôsê. Như vậy thì ít nhất là hai ông Giacôbê và Giôsê trong Máccô chương sáu câu ba là anh em bạn dì của Chúa, chứ không phải là em ruột.
- Con đồng ý với cha rằng Máccô 6,3 chưa đủ bằng chứng để kết luận Đức Maria không trọn đời đồng trinh. Nhưng Máccô 15,40 cũng chưa đủ bằng chứng để khẳng định rằng Đức Maria trọn đời đồng trinh. Đây là vần đề còn có thể tranh luận.
- Thì cứ việc tranh luận. Nhưng phải yêu thương nhau, yêu thương mới là môn đệ của Thầy Giêsu. Nếu Công giáo và Tin lành cứ yêu thương nhau, cứ loan báo Đức Giêsu, thì Tin Mừng Cứu Độ chẳng mấy chốc sẽ làm cho cả thúng bột dậy men.
Bây giờ chúng ta trở lại vấn đề Đức Maria có trọn đời đồng trinh hay không. Chúng ta cùng tranh luận trong tình yêu thương. Đây là ý kiến của tôi:
Máccô 6,3 nói đến bốn người em trai của Chúa. Nhưng chẳng biết đó là em ruột hay em bà con. Máccô 15,40 cho biết hai trong bốn người em là em bạn dì chứ không phải là em ruột. Nhưng vẫn chưa khẳng định là Đức Maria chỉ có một người con duy nhất là Đức Giêsu.
Do đó ta phải dựa trên hai tài liệu nữa.
Luca 2,41-50 kể chuyện Đức Giêsu 12 tuổi cùng đi dự lễ Vượt Qua với cha và mẹ. Chỉ đọc thoáng một cái, tôi thấy ngay gia đình này chỉ có một người con trai duy nhất là Giêsu. Nếu Maria có nhiều con nữa với Giuse thì ta cứ nhẩm:
Giêsu 12 tuổi
Giacôbê 10 tuổi
Giôsê 8 tuổi
Giuđa 6 tuổi
Simon 4 tuổi
Một em gái 2 tuổi
Một em gái nữa mới tượng hình.
Một người đàn bà có một bầy con như thế, thì không thể bỏ nhà đi lễ xa tới mức độ phải đi tới bốn ngày, dự lễ tám ngày rồi về bốn ngày nữa, vị chi là mười sáu ngày. Mà luật thì không buộc đàn bà đi lễ như thế.
Gioan 19,26-27 kể: "Khi thấy Mẹ và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với Mẹ: "Thưa Mẹ đây là con của Mẹ". Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là Mẹ của anh!". Kể từ ngày đó người môn đệ rước bà về nhà mình".
Xét về mặt tâm lý xã hội và luật lệ gia đình, thì trình thuật này cho ta kết luận rằng Đức Giêsu không có người em nào hết, nên mới trối Mẹ cho đệ tử chăm sóc, phụng dưỡng. Nếu Chúa có em mà đem Mẹ trao cho đệ tử, thì các em nó chống đối tới số luôn. Nguyện vọng sống trọn đời đồng trinh còn được minh chứng bởi trình thuật của Luca chương một câu hai mươi bốn. Khi sứ thần Gabriel báo tin Maria sẽ thụ thai Đấng CứuThế, thì Maria không vui mừng đón nhận theo lẽ thông thường. Người đàn bà Do Thái nào cũng muốn sanh con. Sanh nhiều con. Và người đàn bà Do Thái nào cũng mơ ước xa xôi làm Mẹ Đấng Cứu Thế, vì Mẹ Đấng Cứu Thế là người đàn bà vĩ đại nhất của lịch sử. Vậy Maria tỏ vẻ ngỡ ngàng thưa với sứ thần rằng: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến chuyện vợ chồng". Nguyện vọng sống đồng trinh của Maria thật rõ ràng và thật cương quyết như thế, không lẽ Maria lại đổi ý sanh thêm một bầy con cho Giuse gồm bốn trai va nhiều gái.
Đó là niềm tin của người Công giáo. Nếu anh em Tin lành chưa tin được, thì cứ tìm hiểu nhau trong tinh thần cởi mở và yêu thương. Nhưng điều quan trọng vẫn là cả hai bên đều có một niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người và cả hai bên cùng nhau tha thiết loan báo Tin Mừng Cứu Độ.
Hai chị em có quyền nghĩ khác nhau. Nghĩ khác nhau nhưng vẫn yêu nhau như chị em. Cứ thế và cứ mãi mãi như thế. Chúa Thánh Thần sẽ đến sửa chữa những gì còn sai sót. Ngài là Đấng "sửa lại mọi sự, trong ngoài chúng tôi".
Tới Bắc Mỹ Thuận "bên Tin lành" và "bên Công giáo" bắt tay giã từ nhau. Bốn mằt nhìn nhau trìu mến.
Lm.Piô Ngô Phúc Hậu

Read more…

Dấu Hiệu Nhận Biết Từ Loại Trong Tiếng Anh

10:08 AM |
1. Danh từ (Noun):

- Vị trí :
+ Sau To be: I am a student.
+ Sau tính từ : nice school…
+ đầu câu làm chủ ngữ .
+ Sau: a/an, the, this, that, these, those…
+ Sau tính từ sở hữu : my, your, his, her, their…
+ Sau: many, a lot of/ lots of , plenty of…
The +(adj) N …of + (adj) N…

- Dấu hiệu nhận biết: Thường có hậu tố là:
+ tion: nation,education,instruction……….
+ sion: question, television ,impression, passion……..
+ ment: pavement, movement, environment….
+ ce: difference, independence, peace………..
+ ness: kindness, friendliness……
+ y: beauty, democracy(nền dân chủ), army…
+ er/or : động từ+ er/or thành danh từ chỉ người: worker, driver, swimmer, runner, player, visitor,…

*Chú ý một số Tính từ có chung Danh từ:
Adj Adv
Heavy,light: weight
Wide,narrow: width
Deep,shallow: depth
Long,short: length
Old: age
Tall,high: height
Big,small: size

2. Động từ(Verb):

- Vị trí :
+ Thường đứng sau Chủ ngữ: He plays volleyball everyday.
+ Có thể đứng sau trạng từ chỉ mức độ thường xuyên: I usually get up early.
3. Tính từ (adjective)

- Vị trí :
+ Trước danh từ: beautiful girl, lovely house…
+ Sau TO BE: I am fat, She is intelligent, You are friendly…
+ Sau động từ chỉ cảm xúc : feel, look, become, get, turn, seem, sound, hear…(She feels tired)
+ Sau các từ: something, someone, anything, anyone……..(Is there anything new?/ I’ll tell you something interesting)
+ Sau keep/make+ (o)+ adj…: Let’s keep our school clean.

- Dấu hiệu nhận biết : Thường có hậu tố (đuôi) là:
al: national, cultural…
ful: beautiful, careful, useful,peaceful…
ive: active, attractive ,impressive……..
able: comfortable, miserable…
ous: dangerous, serious, humorous, continuous, famous…
cult: difficult…
ish: selfish, childish…
ed: bored, interested, excited…
y: danh từ+ Y thành tính từ : daily, monthly, friendly, healthy…

4.Trạng từ(Adverb):

Trạng từ chỉ thể cách(adverbs of manner): adj+’ly’ adv
- Vị trí :
+ Đứng sau động từ thường: She runs quickly.(S-V-A)
+ Sau tân ngữ: He speaks English fluently.(S-V-O-A)
* Đôi khi ta thấy trạng từ đứng đầu câu hoặc trước động từ nhằm nhấn mạnh ý câu hoặc chủ ngữ.
Ex: Suddenly, the police appeared and caught him.

Nguồn: http://toomva.com/
Read more…

Phụng Vụ Lời Chúa - Chúa Nhật Lễ Lá 2014

7:02 PM |
Read more…

Dẫn Nghi Thức Tam Nhật Thánh

4:15 PM |
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
THÁNH LỄ TIỆC LY
I. NGHI THỨC.
Nghi thức trong thánh lễ chiều nay gồm:
- Nghi thức nhập lễ và phụng vụ Lời Chúa.
- Nghi thức rửa chân.
- Phụng vụ Thánh Thể.
- Kiệu Mình Thánh Chúa và lột khăn bàn thờ.
II. LỜI DẪN.
1. Dẫn đầu lễ.
Kính thưa cộng đoàn,
Thánh lễ tưởng niệm bữa tiệc ly chiều nay, Hội Thánh bắt đầu tuần Tam Nhật Vượt Qua (tức Ba Ngày Thánh) của Chúa Giêsu. Trong thánh lễ này, Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa lập bí tích Thánh Thể cùng với chức Linh Mục và ban giới răn mới: giới răn yêu thương như là di chúc ngàn đời của Hội Thánh.
Trong tâm tình tạ ơn sâu xa vì quà tặng cao cả mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta là chính Mình và Máu Thánh Người, mời cộng đoàn dành hết lòng, trót cả tình yêu mến và trọn tâm trí sốt sắng thờ lạy, tôn vinh, cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta Con Một của Người, và tri ân Chúa Giêsu đã hiến mình vì chúng ta.
2. Phụng vụ Lời Chúa.
* Bài đọc 1: Xh 12, 1-8.11-14.
Bài trích sách Xuất Hành chúng ta sắp nghe, cho thấy lễ Vượt Qua của người Do thái là hình ảnh báo trước lễ Vược Qua của Kitô giáo, trong đó Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa đã chịu sát tế để đem lại ơn cứu chuộc cho toàn thể nhân loại.
* Bài đọc 2: 1Cor 11, 23-26.
Trong bài đọc chúng ta sắp nghe, thánh Phaolô tường thuật việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly. Khi lập bí tích Cực Trọng này, Chúa nhấn mạnh hy tế Thập Giá chính là hy tế cứu độ cho toàn thể nhân loại.
3. Nghi thức rửa chân.
Giờ đây là nghi thức rửa chân.
Qua việc rửa chân cho một số người được lựa chọn trước, cha chủ tế cử hành lại chính hành động Chúa Giêsu đã nêu gương tại phòng Tiệc Ly năm xưa, khi Chúa cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của Chúa.
Rửa chân là việc phục vụ mà người đầy tớ dành cho chủ mình. Chúa Giêsu là Chúa, là Chủ, nhưng đã nhận lấy công việc thấp hèn của một đầy tớ. Với hành động tự hạ này, Chúa Giêsu đã cụ thể hóa giới răn mới là yêu thương phục vụ trong khiêm tốn. Chính Chúa đã hạ mình để nên hy tế cho nhân loại. Người để lại tấm gương tuyệt hảo cho những ai muốn tiếp bước theo Người.
4. Lời nguyện chung.
Mời cộng đoàn đứng dâng Lời Nguyện Chung.
5. Dâng của lễ.
Lạy Chúa, của lễ cộng đoàn chúng con dâng lên Chúa chiều nay, được kết tinh từ những hy sinh cố gắng từng ngày trong suốt mùa Chay. Xin Chúa thương nhận và chúc phúc để chúng con xứng đáng tham dự vào Hy tế Thập Giá và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Con Chúa.
6. Kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ.
Mình Thánh Chúa được kiệu sang bàn thờ phụ để giáo dân kính viếng. Bàn thờ chính hoàn toàn để trống, không đèn, không nến, không hoa, diễn tả tất cả sự mất mát, nỗi thương đau của nhân loại tội lỗi. Chính vì tội lỗi mà hôm nay Con Thiên Chúa phải chấp nhận cuộc thương khó đầy đau đớn, tủi nhục.
(Kiệu MTC đến giữa nhà thờ thì đọc): Từ xưa, Hội Thánh có thói quen chầu Mình Thánh Chúa từ chiều đến trước nửa đêm thứ năm tuần Thánh. Mời anh chị em dành thời gian chầu Mình Thánh Chúa đêm nay. Qua việc chầu Mình Thánh Chúa, chúng ta tưởng niệm biến cố Chúa vào vườn Cây Dầu cầu nguyện:
- Chúng ta cũng canh thức bên nhà Tạm để cùng cầu nguyện với Chúa.
- Chúng ta sống lại giờ Chúa hấp hối, để nên giống Chúa trong việc trung thành vâng phục thánh ý Chúa Cha.
- Chúng ta nhớ lại ba lần Chúa mời gọi các tông đồ hãy tỉnh thức, nhưng các ông không thể tỉnh thức, các ông ngủ mê mang trong khi giờ Chúa bị bắt đang đến rất gần. Qua sự tưởng nhớ ấy, chúng ta ý thức hơn thân xác nặng nề vì tội lỗi của chúng ta mà thật lòng ăn năn tội lỗi của mình.
7. Lột khăn bàn thờ.
Mời anh chị em nán lại ít giây phút, chứng kiến việc linh mục chủ tế lột khăn bàn thờ. Lột khăn bàn thờ để nói lên vinh quang Thiên tính của Chúa Giêsu bị che dấu. Trong vinh quang Thiên tính bị che dấu ấy, Chúa Giêsu tuyệt đối vâng phục Chúa Cha để chấp nhận cuộc khổ nạn và chịu sỉ nhục nơi nhân tính của mình. Thánh Phaolô ca ngợi sự vâng phục của Chúa Giêsu rằng: “Đức Giêsu Kitô vốn vĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyềt duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Ngài lại còn hạ mình cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Philip 2, 6-8). 
Tất cả những nghi thức: từ việc phủ khăn tím trên tượng Chúa chịu nạn, nhà tạm chính hoàn toàn để trống, bàn thờ và cung thánh không đèn, không nến, không hoa, tiếng gõ mõ thay tiếng chuông, đến việc lột khăn bàn thờ, đều cho thấy một bầu khí u buồn, trầm mặc. Qua đó, phụng vụ của Hội Thánh mời gọi chúng ta kiểm điểm lại lòng mình, quyết tâm chừa bỏ tội lỗi, quyết tâm theo chân Chúa Giêsu làm môn đệ của Người và làm con của Chúa Cha cách trung thành và dứt khoát.

 
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
TƯỞNG NIỆM
CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA
1. Lời dẫn đầu.
Kính thưa cộng đoàn, nghi thức phụng vụ chiều nay gồm ba phần:
- Phụng vụ Lời Chúa.
- Tôn thờ Thánh Giá Chúa Kitô.
- Và rước lễ.
Đặc biệt, qua bài Thương Khó, Hội Thánh tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô, mà đỉnh cao là cái chết của Người trên Thập Giá vì nhân loại chúng ta.
Với phần tôn thờ Thánh Giá, Hội Thánh biểu lộ lòng tôn kính đối với Đấng đã thực hiện ơn cứu rỗi cho nhân loại và kêu mời tất cả mọi nguời quy phụ Thánh Giá Chúa, vì đó là giá cứu chuộc duy nhất của nhân loại.
Tham dự các cử hành phụng vụ chiều nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta kết hiệp cách hết sức sâu xa đời mình, thập giá của chính bản thân mình vào mầu nhiệm Thánh Giá và sự chết của Chúa, để sau khi cùng chết với Chúa Kitô, chúng ta hy vọng được Chúa cho phục sinh trong một đời sống đã được đổi mới ngay trên trần thế này, nhờ đó, mai này tất cả chúng ta đạt tới niềm vui vĩnh cửu trong Chúa.  
Vì thế, để tham dự các cử hành phụng vụ chiều nay hết sức tích cực, mời cộng đoàn hãy tập trung mọi ý lực, mọi suy tư của mình ở mức độ cao nhất, để xứng đáng tháp nhập thập giá đời mình vào Thánh Giá Chúa; tháp nhập lòng mến của mình vào Tình Yêu của Chúa; tháp nhập cả một đời tin theo thánh ý Thiên Chúa của chúng ta vào thái độ vâng phục tuyệt hảo của Chúa Kitô, để như Chúa, mỗi ngày chúng ta càng nên hoàn thiện hơn, như Chúa là Đấng hoàn thiện.
Mời cộng đoàn đứng, bắt đầu tham dự nghi thức tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa Kitô.
2. Chủ tế từ phòng thánh bước ra bàn thờ.
Chiều hôm nay, chúng ta không cử hành thánh lễ, nhưng cử hành nghi thức đặc biệt tưởng nhớ tình yêu của Thiên Chúa nơi cuộc tử nạn hồng phúc của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
3. Sau khi hôn bàn thờ, chủ tế quỳ thinh lặng.
Cùng với chủ tế, chúng ta quỳ gối và thinh lặng, hướng tâm hồn về cuộc tử nạn của Chúa và cảm tạ Chúa vì tình yêu vô cùng mà Chúa dành cho chúng ta.
4. Hát bài Thương Khó đến chỗ: “Rồi Người gục đầu xuống tắt thở”.
Mời cộng đoàn quỳ, tưởng niệm sự chết của Chúa Kitô, Chúa chúng ta.
5. Sau bài giảng, chủ tế sẽ đọc lời nguyện chung.
Lời nguyện chung chiều hôm nay rất trang trọng. Có đến mười lời nguyện, nhắm đến nhiều ưu tư, nhiều nhu cầu cần thiết và quan trọng của Hội Thánh cũng như của nhân loại. Tất cả mười lời nguyện đều do chủ tế đọc. Trước mỗi lời nguyện đều có lời mời gọi. Sau lời mời gọi, xin cộng đoàn thinh lặng để cùng hiệp thông với mỗi lời nguyện của chủ tế.
6. Sau lời nguyện chung, suy tôn Thánh Giá.
Đây là phần chính yếu của nghi thức tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa chiều hôm nay. Hôn kính chân tượng Chúa chịu nạn trên Thánh Giá là dấu chỉ cho thấy chúng ta tin tưởng nơi tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu, một tình yêu có sức giải thoát mọi tội lỗi và trao ban ơn cứu độ đời đời. Hôn kính Thánh Giá còn là dấu chỉ chúng ta tôn thờ Thánh Giá Chúa, nhìn nhận tội lỗi, quyết tâm chừa tội và chấp nhận vác thập giá đời mình bước theo Chúa Kitô trên đường tử nạn trong suốt cuộc đời chúng ta.
Thứ tự hôn kính Thánh Giá Chúa như sau:
Cha chủ tế.
Những người giúp nghi thức (giúp lễ).
Quý tu sĩ.
Vì quá đông người, sợ sẽ mất thời gian. Xin cộng đoàn hôn kính Thánh Giá Chúa vào lúc 20g00 đêm nay.

 
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
1. Dẫn đầu lễ.
Xin tắt tất cả các đèn.
Kính thưa cộng đoàn, theo truyền thống phụng vụ của Hội Thánh, đêm nay, đêm canh thức, đêm mà toàn thể Hội Thánh hân hoan cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô Phục sinh. Phụng vụ đêm Vọng Phục sinh gồm bốn phần:
- Nghi thức làm phép lửa mới và kiệu nến Phục sinh.
- Phụng vụ Lời Chúa.
- Phụng vụ thánh tẩy.
- Và phụng vụ Thánh Thể.
Bốn phần phụng vụ này liên hệ chặt chẽ với nhau: Khi Ánh Sáng của nến Phục sinh bừng lên, tượng trưng cho Chúa Kitô chiến thắng bóng đêm tội lỗi, Hội Thánh suy niệm các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho dân ngay từ khi tạo thiên lập địa. Giờ đây trong tâm tình hân hoan cảm tạ, chúng ta bước vào phần thứ nhất của đêm Vọng Phục sinh: Nghi thức làm phép lửa mới và kiệu nến Phục sinh.
2. Làm phép lửa mới và kiệu nến Phục sinh.
Qua việc làm phép lửa mới và kiệu nến Phục sinh, Hội Thánh tuyên xưng Chúa Kitô chính là Ánh Sáng muôn dân, là Đấng phá tan bóng đêm tội lỗi đang bao trùm nhân loại, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống đời đời.
- Hát “Ánh Sáng Chúa Kitô” lần hai người dẫn đọc:
Xin cộng đoàn thắp sáng nến trên tay mình bằng ngọn lửa lấy từ nến Phục sinh do các em giúp lễ chuyển đến.
- Hát “Ánh Sáng CK” lần ba: bật đèn sáng.
* Trước khi công bố Tin Mừng Phục Sinh:
Giờ đây, chúng ta cùng hân hoan tán dương Thiên Chúa, Đấng đã thực hiện những việc lạ lùng cho nhân loại qua Người Con Một dấu ái của Người. Để biểu lộ niềm hân hoan này, chúng ta hướng về cây nến Phục sinh, cất lời ca tụng Chúa Kitô, Ánh Sáng muôn đời tồn tại, Thiên Chúa đã trao tặng chúng ta (Chủ tế hát TMPS).
3. Phụng vụ Lời Chúa (sau công bố TMPS, người dẫn đọc):
Kính mời cộng đoàn ngồi.
Trong phần Phụng vụ Lời Chúa mà chúng ta sắp cử hành, kể lại những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi dân của Người từ xa xưa. Đêm nay, đêm Vọng Phục Sinh, đêm Thánh, đêm Mẹ của các đêm, Lời Chúa như tóm gọn cả một dòng lịch sử cứu độ mang nặng và lắng sâu đến vô cùng, tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người tội lỗi là tất cả chúng ta. Chúng ta cùng sốt sắng lắng nghe. Sau đây là bài đọc thứ nhất.
* Bài đọc I  (St 1, 1-2, 2):
Không có Chúa, tất cả là hư vô. Vì yêu thương, từ hư vô, Chúa đã dựng nên cả vũ trụ. Bài đọc đầu tiên trình bày công trình tạo dựng của Chúa. Khởi đi từ công trình tạo dựng, Thiên Chúa muốn cứu độ toàn thể loài người. Công trình cứu độ do Chúa Kitô thực hiện mới thực sự là cuộc tạo dựng mới hoàn hảo. Như vậy, từ cuộc tạo dựng đầu tiên mà chúng ta sắp nghe, sẽ dẫn đến cuộc tạo dựng mới trong Chúa Kitô.
- Sau mỗi bài đọc, hát đáp ca.
- Chủ tế đọc lời nguyện.
* Bài đọc II  (St 22,1 - 2,9a. 10-13.15-18):
Bài trích sách Sáng Thế mà chúng ta sắp nghe nói đến việc Tổ phụ Abraham vâng lệnh Chúa, sát tế người con duy nhất của mình là Isaac. Nhờ lòng tin mạnh mẽ và sự vâng phục lớn lao, Abraham được Chúa chúc phúc để trở thành Cha một dân tộc đông như sao trên trời, như cát bãi biển.
* Bài đọc III  (Xh 14,15-15,1):
Bài đọc II trích trong sách Xuất Hành, tường thuật việc người Do Thái vượt Biển Đỏ bình an. Đây là hình ảnh Thiên Chúa dùng để báo trước cuộc giải thoát mà Chúa Kitô sẽ mang lại cho mỗi người chúng ta.
* Bài đọc IV  (Is 54, 5-14):
Vì sự bất tín và phản bội, Dân Chúa đã phải sống trong kiếp lưu đày tại Babylon. Giữa những khốn cùng của cảnh lưu đày, Toàn dân lại nghe những lời yên ủi thắm thiết của Chúa vang lên qua sứ điệp của tiêng tri Isaia. Vì thế, dân Chúa đã biết ăn năn. Chúa lấy lòng nhân từ vô biên đón nhận họ, và cho hưởng nền hòa binh dài lâu.
* Bài đọc V  (Is 55,1-11):
Tiên tri Isaia loan báo một thời kì thịnh đạt mà Israel sẽ được vui hưởng, thời kì mà Chúa sẽ kí kết một giao ước vĩnh cửu với những hồng ân mà Chúa đã hứa cho Đavit. Và điều này sẽ được thực hiện nơi Chúa Cứu Thế.
* Bài đọc VI  (Br 3, 9-15. 32-4,4):
Bài đọc sau đây ghi lại lời tiên tri Baruc nói cho dân Ítraen biết: Bởi họ bỏ đường lối Chúa nên họ phải rơi vào cảnh cùng cực của những năm dài sống kíp lưu đày. Từ nay, sau khi được giải thoát, nếu muốn sống trong bình an thịnh vượng, họ phải tuân giữ luật Chúa và trung thành với Giao ước.
* Bài đoạc VII (Ez 36, 16-18):
Nội dung bài đọc mà chúng ta sắp nghe, tiên tri Êzêkiel khiển trách dân Chúa về tội lỗi của họ. Họ đã bất trung và phản bội Chúa. Vì sự xúc Danh Thánh Chúa và đời sống bất công của họ đã đẩy họ vào bất hạnh, khổ đau và nhục nhã. Nhưng Thiên Chúa đã yêu thương tha thứ cho dân Người. Người không trừng phạt, như thánh hóa họ.
- Sau khi chủ tế đọc lời nguyện của bài đọc cuối xong, người dẫn đọc:
Xin lưu ý, sau đây là kinh Vinh Danh. Sau khi cha chủ tế xướng “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời”, chúng ta thinh lặng, đợi dứt tiếng chuông, chúng ta mới hát “Và bình an dưới thế cho người thiện tâm…”.
* Kinh Vinh Danh.
- Rung chuông, chưng bông, thắp nến.
- Sau kinh Vinh Danh, chủ tế đọc lời nguyện nhập lễ.
* Bài Thánh Thư: Rm 6, 3-11.
Bài đọc Tân Ước trích trong thư của thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu thành Rôma sau đây là chân lý đức tin quan trọng gắn liền với ý nghĩa của đêm cực Thánh này. Chân lý đức tin đó là: Nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta cùng chết và cùng sống lại với Chúa Kitô.
- Sau Thánh thư, mọi người đứng, xướng All. Ba lần.
- Đáp ca.
- Không xướng trước Tin Mừng.
- Chủ tế công bố Tin Mừng, không mang đèn, nhưng có hương lửa.
- Sau giảng, chủ tế đến giếng rửa tội, người dẫn đọc:
Giờ đây là phần phụng vụ thánh tẩy. Với việc tham dự vào nghi thức làm phép nước, chúng ta được mời gọi nhớ lại bí tích rửa tội của mình mà ý thức hơn về tình yêu của Chúa. Chính tình yêu ấy đã cho chúng ta được làm con Thiên Chúa và làm môn đệ của Chúa Kitô.
4. Phụng vụ Thánh Tẩy.
- Sau khi chủ tế làm phép nước và thắp nến cho cộng đoàn, người dẫn đọc:
Với cây nến được thắp sáng từ ngọn nến Phục sinh trong tay, chúng ta long trọng lặp lại lời tuyên hứa khi chịu phép Thánh tẩy và tuyên xưng lại đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi tuyên xưng đức tin, chúng ta liên kết với các anh chị em dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo trong đêm nay, để cùng họ, chúng ta làm chứng cho mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô trong cuộc sống hằng ngày.
- Sau khi rảy nước vừa làm phép trên dâng chúng, chủ tế đọc lời nguyện chung.
5. Phụng vụ Thánh Thể.
Mời cộng đoàn ngồi.
Trong tâm tình hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, giờ đây chúng ta bước vào phần phụng vụ Thánh Thể.

St

Read more…

Báo Cáo Về Sức Khỏe Ở Mỹ

9:01 PM |
Người Mỹ có thể ăn một quả trứng mỗi ngày mà không cảm thấy lo ngại. Bộ Nông Nghiệp và bộ Chăm Sóc Sức Khỏe Con Người Mỹ mới đây đã đưa ra những chỉ dẫn cho chế độ ăn uống mới. Điều này được cập nhật hàng năm. Những hướng dẫn này thiết đặt lại cơ cấu bữa ăn, nhằm bố trí phù hợp tiêu chuẩn dinh dưỡng cho bữa trưa ở trường học và liên bang viện trợ thức ăn. Những hướng dẫn cho biết, một người khỏe mạnh một tuần họ có thể ăn lên đến bảy quả trứng. Bộ Nông Nghiệp mỹ cho rằng, một quả trứng gà lớn có khoảng 180mg cholestorol (chất béo gây xơ cứng động mạch). Phần lớn nó có trong lòng đỏ của trứng. Như vậy, có thể nói “Trung tâm gây xơ cứng động mạch” nằm giữa quả trứng. Bản báo cáo còn khẳng định, cơ thể con người tự sản sinh ra cholesterol. Vì thế, Con Người không cần ăn trứng hoặc các thức ăn khác nhằm tạo ra cholesterol.
Bản báo cáo còn cung cấp những lời khuyên khác về giữ gìn sức khỏe thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Bản báo cáo mời gọi giảm lượng đường xuống 10% trong nguồn thực phẩm mỗi ngày. Đương nhiên, đường có trong hoa quả, hoặc sữa; loại này xem ra không lo ngại.
 Hơn nữa, bản báo cáo còn nói đến việc bảo hòa chất béo trong nguồn lượng năng lượng của thực phẩm. Điều đó có trong thịt đỏ, bơ, pho mát, sữa, sinh tố và kem. Cũng vậy, năng lượng từ chất béo bão hòa sẽ giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng mỗi ngày.
Những hướng dẫn mời gọi người mỹ hạn chế thức ăn quen dùng hằng ngày có nhiều chất đạm động vật, natri và muối; đề nghị bữa ăn hằng ngày cần thêm nhiều trái cây, rau và các loại hạt.

Những hướng dẫn này còn đề cập đến tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục – thể thao trong vấn đề giữ gìn sức khỏe. Bản báo cáo cho rằng việc tập luyện này sẽ làm giảm sự rủi ro bệnh tật cho bạn.

Jos Tân Thiên chuyển ngữ từ VOA
Read more…

TÀI LIỆU SINH HOẠT THIẾU NHI THÁNH THỂ

11:03 AM |


ĐỀ CƯƠNG HUẤN LUYỆN TÔNG ĐỒ ĐỘI TRƯỞNG
Phuơng Pháp Trình Diện
Các Thế Nghiêm Tập Căn Bản
Các Đội Hình Căn Bản
MỘT SỐ BÀI CA TNTT

ĐỀ CƯƠNG HUẤN LUYỆN TÔNG ĐỒ ĐỘI TRƯỞNG


A.- DẪN NHẬP
Trong hoàn cảnh hiện tại của các xứ đoàn trong giáo phận, quan niệm về đội trưởng còn nhiều khác biệt giữa nơi này với nơi khác; người này với người khác. Mỗi quan niệm đều có thể đưa ra những luận chứng để bảo vệ ý kiên của mình. Các cuộc tham khảo trực tiếp và thực tế với các trưởng đã từng và đang cầm đoàn TNTT hiện nay cho thấy có hai "trường phái" đang nổi bật, và còn lâu mới có thể đi đến thống nhất, bởi còn phải chờ đợi thành quả của từng phương pháp trong bối cảnh đặc biệt của TNTT hiện nay. Hai “trường phái” nổi bật đó là:
- Trường phái 1 chủ trương đội trưởng phải lớn hơn hẳn các các đội sinh như anh cả với em út, được cấp trên cắt đặt để coi đội (tạm gọi là ĐT cách 1) : chọn từ các đoàn sinh sau tuổi nghĩa sĩ, hoặc dự trưởng để huấn luyện làm đội trưởng cho tất cả các ngành.
- Trường phái 2 chủ đồ đội trưởng bằng tuổi hoặc nhỉnh hơn một chút, được tuyển chọn ngay trong số các đội sinh (tạm gọi là ĐT cách 2): Chọn các em trổi vượt trong các đội cùng ngành, cùng lứa tuổi, huấn luyện làm đội trưởng cho các đội cùng ngành, cùng lứa tuổi.
Theo mỗi cách chọn lựa, vai trò của đội trưởng cũng như nhiệm vụ được trao cho đội trưởng cũng khác nhau, và cách huấn luyện cũng khác nhau. Nhưng rõ ràng là đội trưởng được huấn luyện theo cả 2 cách này hiện đang thực sự điều hành các đoàn từ ngày TNTT mới tái lập đến nay. Dù theo cách nào, đội trưởng vẫn cần phải được huấn luyện tối thiểu về những kiến thức, kỹ năng và bản lãnh đủ để các em có thể điều hành đội.
Hiện nay, vì nhu cầu, xin đề nghị một chương trình huấn luyện đội trưởng, như bước khởi đầu đi đến sự hoàn hảo và thống nhất. Mong các huynh trưởng có kinh nghiệm coi đoàn đang khi xử dụng nhận xét và đóng góp thêm cho chương trình ngày thêm phong phú.
Khởi đi từ thực tế độc đáo của thiếu nhi là:
- Thiếu nhi Thánh Thể hiện nay không phải được thành lập từ số 0; Đoàn sinh TNTT không phải từ bên ngoài hay từ nơi khác tới, nhưng đã có sẵn trong tay chúng ta. Cần nhấn mạnh rằng chúng ta không có quyền chọn em này, bỏ em khác. Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn, là đón nhận tất cả mọi em. Nếu nói đến “tuyển chọn” trong TNTT là sự chọn lựa cấp lãnh đạo, chỉ huy mà thôi. Do đó có vấn đề chọn các em có phẩm chất trội vượt dể huấn luyện làm đội trưởng và rồi huynh trưởng.
- Vì vậy chương trình này cũng có thể được xử dụng như một bước quan trọng trong tiến trình thành lập đoàn ở những nơi chưa có đoàn sinh. Nhưng trên thực tế, như đã nói trên, tất cả các giáo xứ trong giáo phận đều đã có thiếu nhi đang học giáo lý.
- Do đó chương trình này chủ yếu nhắm cung đường lối, đề cương cấp tài liệu và kinh nghiệm để chọn lựa và huấn luyện đội trưởng từ các thiếu nhi mà chúng ta, dù muốn hay không, phải đón nhận và đã có sẵn trong tay (vì thế , trong tiến trình thành lập đoàn, mà nói đúng hơn là chuyển đổi thành TNTT, có thể bỏ qua giai đoạn “tự do ghi tên, làm đơn xin gia nhập và tuyển chọn đoàn sinh”!)
B.- TIẾN TRÌNH HUẤN LUYỆN
Huấn luyện đội trưởng là bước khởi đầu và căn bản cho việc tổ chức và giáo dục thiếu nhi. Theo phương pháp hàng đội, việc huấn luyện đội trưởng nên theo tiến trình sau:
I.- THÀNH LẬP ĐỘI KIỂU MẪU:
Đội kiểu mẫu là đội gồm những em được chọn lựa trước để huấn luyện mai sau làm đội trưởng hoặc đội phó.

1) Chọn lựa:
Việc chọn lựa có thể tiến hành theo 3 cách. Thực tế đã cho thấy mỗi cách đều có ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng không nên cực đoan, đặt nặng về hình thức hay mô hình tổ chức: phải là cách này hoặc cách khác. Vấn đề cần quan tâm là tùy hoàn cảnh từng nơi, từng thời điểm để chọn lựa cách huấn luyện sao cho có hiệu quả giáo dục và hiệu quả tổ chức.
* Chọn các em trong số các thiếu nhi đang học giáo lý: Ở nơi có các em đang học giáo lý nhưng chưa được tổ chức đội ngũ: (mỗi souer hoặc mỗi giáo lý viện phụ trách một nhóm khoảng ba bốn chục em. Hoặc chọn các em đang làm đội trưởng nhưng chưa được huấn luyện: Các em đã được chia đội, nhưng đội trưởng chưa thể làm việc đúng chức năng.
* Đưa các em hơn hẳn một ngành hoặc chính các dự trưởng hoặc huynh trưởng vào làm đội trưởng.

2) Tiêu chuẩn chọn lựa:
Cần chọn những em có các phẩm chất sau:
* Vóc dáng, tuổi: Ít nhất bằng hoặc lớn hơn một chút so với các em trong đội.
* Đạo đức: Siêng năng đi lễ, học giáo lý, vâng lời…
* Trí tuệ: Có trí thông minh từ trung bình trở nên: Để xác định tiêu chuan này có thể căn cứ vào thành tích học tập ở trường học phổ thông và thành tích hoc giáo lý.
* Năng khiếu: có tư chất, tiềm năng lãnh đạo. Có khả năng tự nhiên được các bạn tín nhiệm, đi theo, làm theo, nghe lời.
* Hoàn cảnh gia đình: Cha mẹ, anh chị em đạo đức, thuận hòa. Bầu khí gia đình bảo đảm về nền tảng giáo dục ban đầu của em. Nền tảng này rất quan trọng và cần thiết cho việc hình thành nhân cách cách và tiền đồ của các em sau này. (Vẫn có ít trường hợp đặc biệt các em tốt xuất thân từ gia đình không có bầu khi thuận lợi)
* Giao tiếp xã hội: Có thành tích giao tiếp tốt, có bạn tốt. Các em có khả năng hội nhập tập thể, có tiềm năng thu hút người khác. Trái lại trẻ em cô độc hay gay gỗ là dấu chỉ của một trẻ em có tâm lý không bình thường, không có tư chất chỉ huy.

II.- HUẤN LUYỆN.
· Nội dung huấn luyện:

+ Đội Trưởng Au
1. Hiệu lệnh tập họp: Khẩu hiệu; Thủ hiệu
2. Các thế đứng: nghỉ, nghiêm trong nghiêm tập TNTT
3. Đổi thế đứng; đứng - ngồi trong nghiêm tập TNTT
4. So hàng dọc; hàng ngang; vòng tròn; bán nguyệt (có cờ và không có cờ)
5. Cách chào TNTT (có cờ và không có cờ) – Ý nghĩa cách chào
6. Đội tập họp trong đoàn: hàng dọc; ngang; tròn; chữ U (có cờ và không có cờ)
7. Trình diện cá nhân – Trình diện đội (có cờ và không có cờ)
8. Đội tham dự nghi thức chào cờ chung của đoàn
9. Di hành đội (có cờ)
10. Tổ chức đội – các chức vụ
11. Nhiệm vụ của Đội Trưởng – Đội Phó – Thư Ký Đội – Thủ Quỹ Đội …
12. Thiếu Nhi Tân Hành Ca
13. Bài ca ngành
14. Cờ đội – Tên đội - Bài ca đội
15. Kinh đội trưởng
16. Lời nguyện tông đồ
17. Thánh bổn mạng đội – Tiểu sử thánh bổn mạng – ngày lễ kính
18. Họp đội
19. Nút dây – morse
20. Trò chơi đội
21. Cách làm Hoa Thiêng cá nhân – đội

+ Đội Trưởng Thiếu
22. Sổ sách đội
23. Họp đội
24. Đội làm công tác
25. Thi đua trong đội
26. Dựng lều
27. Dấu đường – quốc ngữ điện tín
28. Đội thi đua trong chi đoàn, phân đoàn, đoàn

+ Đội Trưởng Nghĩa
29. Đội xuất du, dã ngoại, vào sa mạc
30. Đội tham gia công tác cộng đồng
31. Đội tham gia công tác từ thiện, bác ái
32. Gửi và nhận morse – mật thư dấu đường
33. Dựng – trang trí lều
34. Đội vào sa mạc
35. Đội tham gia hành trình sa mạc
36. Bếp truyền thống - Nấu ăn ngoài trời

· Các Bước Huấn Luyện :
+ Những em được chọn trong mỗi chi đoàn họp thành một đội, do các trưởng chi đoàn phụ trách, gồm đội trưởng và đội phó : Đội Kiểu Mẫu
+ Đội kiểu mẫu họp mỗi tuần một lần. Sinh hoạt như một đội mà chi đoàn trưởng là đội trưởng
+ Nội dung học như nêu trên (Phần II)
+ Ngoài giờ sinh hoạt đội kiểu mẫu, các em vẫn sinh hoạt với đội của em như bình thường.
+ Sau thời gian huấn luyện, các chi đoàn trưởng báo cáo đoàn trưởng để được thẩm định đạo đức, tư cách, khả năng
+ Những em đủ điều kiện sẽ được chuẩn bị trao quyền chỉ huy đội và tuyên hứa làm đội trưởng.
+ Sau khi nhận quyền chỉ huy đội và tuyên hứa, các em vẫn sinh hoạt đội kiểu mẫu để thường xuyên bồi dưỡng, và học thực hành.
+ Nội dung buổi họp đội kiểu mẫu : Đội trưởng Đội Kiểu Mẫu điều khiển. Thủ tục như họp đội (xem họp đội, chi đoàn trong TLHLHT cấp I, 2005) ; Nội dung gồm :
- Học bồi dưỡng, ôn tập kiến thức và kỹ năng đội trưởng
- Học trước các đề tài mà các em trong đội sẽ học vào tuần tới
- Báo cáo tình hình cá đội, rút kinh nghiệm và điều chỉnh giúp các đội trưởng làm tốt hơn
- Giao công tác cho các đội nếu có

· Cách Huấn Luyên Chung :
- Huynh trưởng (đội trưởng đội kiểu mẫu) đồng hành với các đội sinh (đội trưởng thiếu nhi)
- Quan sát các đội sinh hoạt và hội họp. Nhất là đội trưởng, đội phó. Ghi nhận (bằng trí nhớ hoặc bằng sổ tay) những điều đúng để khích lệ và phát triển ; những điều sai để uốn nắn, điều chỉnh trong các buổi họp đội kiểu mẫu
- Các đội trưởng thiếu nhi tiến bộ tới đâu, Đội trưởng đội kiểu mẫu trao thêm nhiệm vụ tới đó. Tránh để các em nhàm chán với công việc đơn điệu ; tránh chất quá nặng trên vai các em khiến các em căng thẳng, nảy sinh tâm trạng sợ việc
- Theo sát, hướng dẫn, nhưng không sửa sai hoặc khiển trách đội trưởng trước mặt đội sinh của các em. Nếu có cơ hội nên biểu dương các em giúp các em tự tin hơn
- Tạo cơ hội cho các em thể hiện khả năng giúp các em cầu tiến. Thí dụ : Khi các em thi hành công tác, kết quả có thể không bằng các trưởng làm, nhưng không có sai trái đáng tiếc, Trưởng cứ để các em làm và bằng lòng với kết quả khiêm tốn các em đã đạt được. Để rồi sau đó giúp các em nhìn ra khuyết điểm và sửa chữa để lần sau làm tốt hơn. Đó là tiến trình trưởng thành của các em. Trưởng không nên cầu toàn, sinh ra bao biện, ngăn cản tiến trình trưởng thành của các em, khiến các em « thất nghiệp », chán nản, mất tự tin và buông xuôi.
- Sinh hoạt đội kiểu mẫu phải là sinh hoạt chuẩn để các em học tập về làm cho đội mình. (Bài học, nghi thức, đồng phục, nghiêm tập …)
- Ngoài những nguyên tắc chung về điều hành và tổ chức, huynh trưởng lắng nghe, quan sát và trợ giúp từng đội trưởng với từng tình huống đặc thù của đội.
· Cách Huấn Luyên Đặc Biệt Theo Tình Hình Riêng Của Mỗi Nơi.
- Khi đoàn có đoàn sinh, mà đội trưởng còn quá yếu, trong thời gian chờ đợi huấn luyện, có thể tạm chọn các em ở trên một ngành hoặc chọn các dự truởng, hoặc chính các trưởng của chi đoàn làm đội trưởng.
- Nhưng sau đó, khi các em đã đượchuấn luyện, phải để các em cùng ngành, cùng lứa tuổi làm đội trưởng để giúp các em phát triển tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, tự đào luyện bản thân.
- Bất cứ trong trường hợp nào Huynh trưởng vẫn là người anh, người cố vấn sẵn sàng chỉ bảo, giúp đỡ, chia sẻ và đồng hành với các em trong tiến trình giáo dục.
Không ai có thể cho người khác cái mà mình không có. Ban đã từng là đội trưởng ? chi đoàn trưởng ? đoàn trưởng ?
- ĐÃ RÔI ! Đó là một trong những yếu tố cần để bạn có thể huấn luyện các đội trưởng của bạn.
- CHƯA ! Đừng lo, bạn vẫn có thể nếu bạn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát, thực tập trước khi huấn luyện người khác. Với trình độ và nhiệt tình của bạn, dù ở trường hợp nào, bạn cũng có thể BIẾT LÀM nếu bạn MUỐN LÀM và DÁM LÀM.

FX. Trần Ngọc Lợi chủ tịch Liên Đoàn An Rê Phú Yên


Phuơng Pháp Trình Diện


Trình Diện

Tổng Quát Về Việc Trình Diện
Trong các sinh hoạt của Thiếu Nhi Thánh Thể, trình diện là một phương thức thao diễn để tỏ cho mọi người thấy nét đẹp của một đoàn thể có kỷ luật. Trình diện cũng là một cách thức giáo dục, giúp đoàn viên về phương diện lịch sự, lễ phép, biết kính cấp trên, biết nhường bậc dưới etc..
Có hai hình thức trình diện, thường quen gọi là trình diện cá nhân và trình diện đội: để nhận chỉ thị, phúc trình, báo cáo công tác, lãnh tua hoặc lãnh cờ danh dự etc.. Để đạt được mục đích trình diện, mỗi hình thức đều đòi hỏi kỹ năng và nguyên tắc trình diện khác nhau.

Trình Diện Cá Nhân
Khi nhận được lệnh trình diện, cá nhân mau mắn chỉnh tề lại y phục, mang theo bút và sổ tay để ghi chép tới nơi trình diện (nếu là Đội Trưởng, cầm theo cả cờ Đội).
Cá nhân đến trước mặt Trưởng cách ba bước.
Đứng thế nghiêm, giơ tay chào Trưởng (đội Trưởng chào lại xong rồi bỏ tay xuống).
Đứng nghiêm chờ Trưởng ban lệnh (nên ghi vào số để khỏi sơ sót), hoặc phúc trình, báo cáo các công tác đã thi hành lên Trưởng (trình bày ngắn gọn và đầy đủ các công tác đã thi hành).

Trình Diện Nhiều Cá Nhân
Khi nhận được lệnh trình diện, các cá nhân mau mắn chỉnh tề lại y phục, mang theo bút và sổ tay để ghi chép, đi thẳng tới nơi trình diện.
Sắp thành một hàng ngang trước mặt Trưởng cách khoảng ba bước (mọi người tự sắp xếp sao cho Trưởng đứng ở giữa).
Người đứng phía ngoài cùng bên trái của Trưởng khi thấy mọi người đã đầy và nghiêm chỉnh trong hàng ngũ thì hô chào Trưởng: "Chuẩn bị chào - Chào!" Chờ Trưởng chào lại xong, rồi tất cả bỏ tay xuống.
Đứng nghiêm chờ Trưởng ban lệnh (nên ghi vào sổ để khỏi sơ sót), hoặc từng người phúc trình, báo cáo các công tác đã thi hành lên Trưởng (trình bày ngắn gọn và đầy đủ các công tác đã thi hành).
Sau khi nhận lệnh hoặc phúc trình xong, người đứng bên trái của Trưởng ra lệnh: "Chuẩn bị chào - Chào!" Chào Trưởng rồi lui gót (không cần thêm động lệnh hay khẩu lệnh nào khác).

Trình Diện Đội
Được lệnh trình diện Đội, Đội Trưởng báo cho đội viên chỉnh tề y phục và chuẩn bị sổ bút dụng cụ nếu cần.
Đội Trưởng hô tên đội một lần: "Seraphim" cả Đội đáp lại khẩu hiệu đội: "Trong trắng!"
Đội Trưởng dẫn Đội chạy vòng quanh Trưởng ngược chiều kim đồng hồ, đến sắp thành hàng ngang nghiêm chỉnh trước mặt Trưởng cách ba bước.
Đội Trưởng so hàng đội, sau khi hô tên và cả Đội đáp lại khẩu hiệu đội, Đội Trưởng dùng cờ lệnh lẫn khẩu lệnh cho Đội quay mặt vào Trưởng: "Bên trái - Quay!" ; "Chuẩn bị chào - Chào!" Chờ Trưởng chào lại xong, rồi tất cả bỏ tay xuống.
Đội Trưởng tự động tiến lên trước mặt Trưởng (không chào) để nhận chỉ thị hoặc phúc trình công tác. Sau đó trở về vị trí đội.
Đội Trưởng ra lệnh cho cả Đội chào biệt Trưởng: "Chuẩn bị chào - Chào!" Sau đó di chuyển Đội về vị trí bằng khẩu lệnh: "Bên phải - Quay!" ; "Đàng trước - Bước!" (Nhớ đi vòng sau lưng Trưởng ngược chiều kim đồng hồ).

Trình Diện Các Đội Trường
Nghe hiệu lệnh tập họp các Đội Trưởng (― • • / ―). Các Đội Trưởng nhanh nhẹn chỉnh tề y phục, mang giấy bút, cầm cờ đội chạy thẳng lên sắp hàng ngang trước mặt Trưởng cách ba bước và đứng thế nghiêm đợi lệnh.
Khi thấy các Đội Trưởng đã đầy đủ và nghiêm chỉnh trong ngũ, Đội Trưỏng Đội Trực ra chào Trưởng: "Chuẩn bị chào - Chào!" Chờ Trưởng chào lại xong, rồi tất cả bỏ tay xuống.
Giữ thế nghiêm để nhận chỉ thị hoặc phúc trình công tác.
Sai khi nhận lệnh hoặc phúc trình xong, Đội Trưởng Đội Trực ra lệnh chào Trưởng: "Chuẩn bị chào - Chào!" Chờ Trưởng chào lại xong, các Đội Trưởng bỏ tay xuống và tự động di chuyển về vị trí đội (không cần thêm động lệnh hay khẩu lệnh nào khác)

Các Thế Nghiêm Tập Căn Bản


Tổng Quát Về Nghiêm Tập
Nghiêm Tập là một phần quan trọng trong chương trình huấn luyện Đoàn Viên Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Nhờ Nghiêm Tập, người trẻ thấm nhuần tinh thần kỷ luật tập thể, có hàng ngũ, ý thức trách nhiệm, thấy được vẻ đẹp hùng hậu và nét đồng nhất của một đoàn thể.
Đoàn thể nào càng chú ý đến Nghiêm Tập càng tỏ ra có kỷ luật nghiêm minh, càng có thứ tự lớp lang gọn gàng.
Để chỉ huy giỏi, điều hành vững và tăng uy tín, Trưởng cần ban lệnh rõ ràng, tự tin và dứt khoát, để người nhận lệnh thi hành một cách đồng nhất, mau lẹ và đúng đắn.
Để ban hành lệnh Nghiêm Tập, Trưởng ban dự lệnh trước rồi mới ban động lệnh sau. Thí dụ: (Dự lệnh là) "Chuẩn bị chào" (Động Lệnh là) "Chào!"
Các Hiệu Lệnh:
Trong thực hành, các hiệu lệnh giới được phối hợp trước sau hoặc cùng một lúc để ra lệnh tập họp đội hình etc.. PT/TNTT sử dụng các hiệu lệnh sau đây:
Khẩu Lệnh: Dùng tiếng hô bằng miệng để ra lệnh.
Thủ Lệnh: Dùng tay để ra hiệu.
Âm Lệnh: Dùng còi, tù và, chiêng trống để ra lệnh.
Cờ Lệnh: Dùng cờ để ra lệnh.

Các Khẩu Hiệu:
Các khẩu hiệu được dùng trong Phong Trào
Ấu Nhi - Ngoan
Thiếu Nhi - Hy Sinh
Nghĩa Sĩ - Chinh Phục
Hiệp Sĩ - Dấn Thân
Đội Trưởng - Gương Mẫu
Huynh Trưởng - Phụng Sự
Trợ Tá - Phục Vụ

Các Thế Đứng
Thế Đứng Nghỉ Không Cầm Cờ: Chân trái đưa sang trái khoảng một bước, hai tay đưa sau lưng, bàn tay trái nắm cổ bàn tay phải và để ở ngang thắt lưng.
Thế Đứng Nghỉ Có Cầm Cờ: Chân trái đưa sang trái khoảng một bước, bàn tay trái nắm lại để sau lưng, tay phài cầm cờ đưa ra phía trước xéo sang bên phải một chút (khoảng 30 độ). Cán cờ chấm đất ngay đầu ngón chân cái của chân phải.
Thế Đứng Nghiêm Không Cầm Cờ: Đứng thẳng người, hai gót chân sát vào nhau và hai bàn chân mở ra một góc 45 độ, mắt nhìn thắng về phía trước, hai tay xuôi tự nhiên theo người.
Thế Đứng Nghiêm Có Cầm Cờ: Đứng thẳng người, kéo cờ sát vào người, mắt nhìn thẳng về phía trước, tay không cầm cờ buông xuôi tự nhiên theo thân người.

Cách Đổi Thế:
 Có thể đổi từ thế nghỉ sang thế nghiêm hay ngược lại bang một trong các cách sau đây:
Dùng Khẩu Lệnh
Đoàn Sinh đang đứng ở tư thế nghỉ, Trưởng hô lên khẩu hiệu Ngành, tên đội hoặc tên sa mạc.
Tất cả Đoàn Sinh hô câu đáp, đồng đứng về thế nghiêm. Thí dụ: Thiếu Nhi (Nghỉ), Hy Sinh! (Nghiêm).
Dùng Thủ Lệnh Nghỉ
Đoàn Sinh đang đứng ở tư thế nghiêm để chờ lệnh nghỉ.
Tay phải Trưởng nắm lại, giơ cao vòng trên đỉnh đầu, long bàn tay hướng về phía trước mặt, đồng thời bàn tay trái nắm lại đề đàng sau lưng.
Chân trái đưa sang trái khoảng một bước.
Dùng Thủ Lệnh Nghiêm
Đoàn Sinh đang đứng ở tư thế nghỉ để chờ lệnh nghiêm.
Trưởng làm ba động tác như ở tư thế nghỉ (trên).
Tay phải Trưởng phất xuống sát thẳng bên hông phải, đồng thời chân trái rút về tư thế nghiêm.
Hai tay nắm lại để xuôi thằng hai bên hông.
Dùng Cờ Lệnh Nghỉ
Đoàn Sinh đang đứng ở tư thế nghiêm để chờ lệnh nghỉ.
Trường đưa chân trái sang ngang phía trái một bước, tay trái nắm lại để đàng sau lưng, tay phải cầm cờ đưa ra phải trước, xéo sang bên phải một chút (khoảng 30 độ).
Cán cờ chấm đất ngay đầu ngón chân cái của chân phải.
Dùng Cờ Lệnh Nghiêm
Đoàn Sinh đang đứng ở tư thế nghỉ để chờ lệnh nghiêm.
Trưởng làm ba động tác như ở tư thế nghỉ (trên).
Kéo cờ sát vào người, tay cầm cờ để xuôi tự nhiên.
Đồng thời rút chân trái về thế nghiêm, tay trái để xuôi về bên hông.
Dùng Còi Hiệu
Tiếng còi thổi dài (Tè: ―): Nghỉ
Tiếng còi thổi ngắn (Tích: •): Nghiêm

Các Cách Chào:
Thiếu Nhi Thánh Thể chỉ dùng một cách chào duy nhất áp dụng cho tất cả thành viên trong Phong Trào.
Cách Chào Không Cầm Cờ
Đứng thế nghiêm, đưa bàn tay phải lên ngang vai.
Bốn ngón thằng sát vào nhau.
Ngón tay cái ép vào giữa long bàn tay.
Cách tay trong khép với mình một 30 độ.
Tay ngoài song song với thân mình.
Cánh tay trái để xuôi thẳng tự nhiên theo bên hông.
Cách Chào Khi Có Cầm Cờ
Chuyển cờ sang bên tay trái.
Chân cờ vẫn giữ nguyên vị trí ở ngay đầu ngón chân cái của chân phải
Giơ tay phải lên chào.
Thủ Hiệu Chào Được Dùng Khi
Đoàn Sinh gặp nhau.
Khi chào đón quan khách.
Khi trình diện.
Khi chia tay.
Khi chào cấp trên, phải đợi cấp trên chào lại xong rồi hạ tay xuống. Vẫn giữ thế nghiêm cho đến khi có lệnh nghỉ.

Cách Di Hành
Trước khi di hành, Trưởng luôn cho Đoàn Sinh đứng ở thế nghiêm.
Hô khẩu lệnh: "Đàng trước - Bước!"
Khi di chuyển mà có cầm cờ khi:
Kẹp cán cờ dưới nách.
Tay phải giữ cán cờ sát người và để lá cờ nằm phải sau lưng.
Bàn tay phải cầm xuôi theo cán cờ tự nhiên.
Cách Giải Tán Hàng
Trước khi giải tán, Trưởng luôn cho Đoàn Sinh đứng ở thế nghiêm.
Khi ra lệnh giải tán: Trưởng để hai tay chéo trước ngực, tay trái để bên trong và tay phải để bên ngoài, hai bàn tay nắm lại, long bàn tay úp về phía ngực nhưng không sát ngực.
Trưởng hô khẩu lệnh: "Giải tán." Đồng thời hai tay vung ra.
Đoàn Sinh đáp lại: "Vui!." Đồng thời vung cao hai tay, nhảy lên và giải tán hang.

Cach Đứng Và Ngồi
Tư Thế Đứng: Khi Đoàn Sinh đang ngồi, muốn cho đứng lên:
Trưởng hô: Hướng Tâm.
Đoàn Sinh đáp: Lên!
Và đứng dậy ngay ở thế nghiêm.
Tư Thế Ngồi: Khi Đoàn Sinh đang đứng, muốn cho ngồi xuống:
Trưởng hô: Về Đất.
Đoàn Sinh đáp: Hứa!.
Đồng thời ngồi ngay xuống như sau:
Chân phải bắt chéo trước chân trái và ngồi xuống.
Khi mặc jupe: hai chân sát nhau, quỳ xuống, gấp sang trái.
Nếu có cờ: gác cán cờ trên vai phải (lá cờ nằm phía sau lưng).

Cách Đổi Thế Quay:
Trước khi chuyển sang các thế quay, Trưởng luôn cho Đoàn Sinh đứng ở thế nghiêm
Quay Bên Phải
Trưởng dùng khẩu lệnh hô: "Bên phải - Quay!"
Hoặc Trưởng dùng thủ lệnh: tay phải cầm cờ hất về phía bên phải của Đoàn Sinh.
Khi nhận lệnh quay, Đoàn Sinh lấy gót chân phải và các đầu ngón chân trái làm trụ.
Xoay về bên phải một góc 90 độ.
Đoạn nhấc chân trái đặt gót sát gót bàn chân phải ở vị thế nghiêm.
Quay Bên Trái
Trưởng dùng khẩu hiệu hô: "Bên trái - Quay!"
Hoặc Trưởng dùng thủ lệnh: tay phải cầm cờ hất về phía bên trái của Đoàn Sinh.
Khi nhận lệnh quay, Đoàn Sinh lấy gót chân trái và các đầu ngón chân phải làm trụ.
Xoay về bên trái một góc 90 độ.
Đoạn nhấc chân phải đặt gót sát gót bàn chân trái ở vị thế nghiêm.
Quay Đàng Sau (chỉ dung khẩu lệnh)
Trưởng dùng khẩu hiệu hô: "Đàng sau - Quay!"
Khi nghe dự lệnh: 'đàng sau" Đoàn Sinh nhấc bàn chân phải lên đưa ra đàng sau.
Đặt mũi chân phải chấm đất cách xa gót chân trái một bàn chân, gót nâng cao.
Khi nghe động lệnh: "quay" Đoàn Sinh lấy các mũi chân phải và gót chân trái làm trụ, quay ra phía sau về hướng phải một góc 180 độ (hai tay vẫn xuôi và sát than người), đứng ở thế nghiêm.
Nếu cầm cờ, tay vẫn giữ xuôi sát thân người khi quay.
Bước Chuyển Vị Trí (chỉ dung khẩu lệnh): Trước khi ra lệnh chuyển bước, Trưởng luôn cho Đoàn Sinh đứng ở thế nghiêm.
Bước đàng trước: Trưởng dùng khẩu lệnh hô: Đàng trước - Bước.
Bước đàng sau: Trưởng dùng khẩu lệnh hô: Đàng sau - Bước.
Bước bên phải: Trưởng dùng khẩu lệnh hô: Bên phải - Bước.
Bước bên trái: Trưởng dùng khẩu lệnh hô: Bên trái - Bước.
Bước đều: Trưởng dùng khẩu lệnh hô: Bước đều - Bước.
Đứng lại: Trưởng dùng khẩu lệnh hô: Đứng lại - Đứng.
Chỉnh hàng: Khi phải chỉnh hàng lúc trình diện, Đội Trưởng Đội Trực lấy Trưởng Trực làm chuẩn mà chuyển vị trí. Thí dụ: "Bên (phía nào) Trưởng Trực (bào nhiếu bước) bước - Bước!"

Các Đội Hình Căn Bản


Tổng Quát Về Các Đội Hình:
Thiếu Nhi Thánh Thể sử dụng năm (5) đội hình căn bản sau đây trong các sinh hoạt thường xuyên:
Hình Dọc
Hình Ngang
Hình Chữ U
Hình Tròn
Hình Bán Nguyệt

Kỷ Luật Tập Họp
Khi tập họp, Đoàn Sinh phải nhanh nhẹn, trật tự và im lặng (trừ khi tập họp hình tròn được ca hát lúc di động).
Đội Trưởng luôn đi đầu, Đội Phó luôn đứng cuối hàng

Hiệu Lệnh Khi Tập Họp
Trưởng Điều Khiển luôn đứng ở thế nghiêm khi ra lệnh tập họp.
Thường dùng còi hoặc tù và để báo hiệu tập họp.
Trong khi tập họp thì dùng cả thủ lệnh (tay) và âm lệnh (còi).

Điều Khiển Tập Họp
Trước Khi Tập Họp
Trưởng Điều Khiển thổi một hồi còi dài chuẩn bị.
Khi nghe lệnh tập họp, Đoàn Sinh ngưng mọi công việc.
Đội Trưởng tập họp Đội lại, kiểm điểm sí số, chỉnh tề y phục và chờ lệnh.
Đang Khi Tập Họp
Trưởng Điều Khiển thổi còi lệnh và kèm theo thủ hiệu đội hình.
Khi nghe lệnh tập họp, Đội Trưởng hô tên Đội, các đội viên đáp lại khẩu hiệu Đội.
Trong các đội hình (ngoại trừ hang dọc), Đội Trưởng dẫn Đội chạy vòng quanh Trưởng Điều Khiển một vòng (ngược chiều kim đồng hồ) đến vị trí tập họp theo thủ hiệu đội hình của Trưởng Điều Khiển.
Đội Trưởng Đội Trực có nhiệm vụ điều chỉnh các Đội đứng cho đúng hàng.
Sau đó Đội Trưởng Đội Trực hô chào Trưởng Điều Khiển: "Chuẩn bị … Chào!" (chỉ có các Đội Trưởng chào khi tập họp hàng dọc).
Sau Khi Tập Họp: Sau khi chỉnh hàng, nếu thấy chưa hoàn chỉnh, Trưởng Điều Khiển nêu rõ khuyết điểm để sửa sai. Các Đội đứng nghiêm chờ lệnh.

So Hàng Đội
Khi đến vị trí họp, Đội Trưởng phải so hàng đội để ổn định hàng ngũ (trừ tập họp hình tròn và bán nguyệt).
Đội Trưởng đứng ở thế nghiêm ra lệnh so hàng đội: "Seraphim, nhìn trước - Thẳng!"
Cùng lúc với động lệnh "Thẳng", khi có cầm cờ: Đội Trưởng đưa tay phải cầm cờ nâng lên trước mặt, cánh tay duỗi thẳng song song với mặt đất, làm thành một góc 90 độ với thân mình.
Khi không cầm cờ, Đội Trưởng đưa tay phải lên trước mặt, cánh tay duỗi thẳng song song với mặt đất, làm thành một góc 90 độ với thân mình. Bàn tay xòe ra, năm ngóc khép lại long bàn tay hướng về phía bên trái.
Nếu thấy hàng chưa thẳng, Đội Trưởng sẽ dùng cờ đội hoặc tay đưa qua đưa lại để đội viên chỉnh lại hàng ngũ.
Trong khi đó người đội viên đứng đầu đưa tay phải lên cao thẳng cánh, bàn tay mở ra, các ngón khép kín, lòng bàn tay hướng về phía trái. Còn các đội viên khác đưa tay phải chạm lên vai phải người trước mặt.
Khi thấy hàng đã thẳng, Đội Trưởng hô: "Thôi!" Đồng thời hạ cờ xuống. Các đội viên bỏ tay xuống, vẫn đứng ở thế nghiêm.
Đội Trưởng hô tên Đội mộ lần: "Seraphim". Các đội viên đáp lại khẩu hiệu đội: "Trong trắng!" Khi cần, Đội Trưởng cho đội viên đứng thế nghỉ bằng cách dùng thủ lệnh hay cờ lệnh cho về thế nghỉ.

Tập Họp Hàng Dọc
(Dùng để tập họp chung, thông báo, điểm danh, dạy khóa, nghỉ lễ phụng vụ etc..)
Tập Họp Một Hàng Dọc
Trưởng Điều Khiển đưa thẳng cánh tay phải lên trước mặt hợp với thân mình một góc 90 độ.
Bàn tay mở ra, năm ngón khép lại, lòng bàn tay hướng về phía trái. Tay trái để xuôi theo thân mình như ở thế nghiêm.
Đội Trực chạy thẳng tới trước mặt Trưởng Điếu Khiển các ba bước và đứng vào vị trí theo thứ tự đội.
Các Đội khác đứng tiếp theo sau Đội Trực, lần lượt so hàng đội thành một hàng dọc trước mặt Trưởng Điều Khiển.
Ổn định xong hàng ngũ, Đội Trưởng Đội Trực hô chào Trưởng Điều Khiển. Các Đội Trưởng giơ tay chào Trưởng Điều Khiển (các đội viên không phải chào).
Tập Họp Nhiều Hàng Dọc
Trưởng Điều Khiển đưa thẳng cánh tay phải lên trước mặt hợp với thân mình một góc 90 độ.
Bàn tay mở ra, năm ngón khép lại, lòng bàn tay úp xuống hướng về phía mặt đất. Tay trái để xuôi theo thân mình như ở thế nghiêm.
Các Đội chạy thẳng tới trước mặt Trưởng Điếu Khiển và đứng vào vị trí theo thứ tự đội mình (từ trái sang phải đổi diện Trưởng). Đội Trực đứng phía ngoài cùng bên trái của Trưởng Điều Khiển làm chuẩn.
Các Đội đứng cách Trưởng Điền Khiển từ ba (3) đến sáu (6) bước (tùy theo địa thế và số đội ít hay nhiều, càng ít đứng càng gần) và cách nhau một cánh tay.
Ổn định xong hàng ngũ, Đội Trưởng Đội Trực hô chào Trưởng Điều Khiển. Các Đội Trưởng giơ tay chào Trưởng Điều Khiển (các đội viên không phải chào).

Tập Họp Hình Chữ U
(Dùng trong các nghi thức khai mạc và bế mạc, lễ chào cờ, lễ phải thưởng etc..)
Trưởng Điều Khiển đưa tay phải ngang vai. Gặp cánh tay lại thành một góc 90 độ hướng lên cao, bàn tay nắm tay, long bàn tay quay vào đối diện với đầu của Trưởng.
Tay trái để xuôi theo thần mình như ở thế nghiêm.
Đội Trực luôn luôn dẫn đầu, sau đó tới các Đội thứ tự chạy quanh Trưởng Điều Khiển ngược chiều khim đồng hồ, và xếp thành hình chữ U đều đặn trước mặt Trưởng Điều Khiển.
Các Đội Trưởng linh động so hang đội. Rồi ra thủ lệnh hoặc cờ lệnh cho Đội quay vào phía tay (không dung khẩu lệnh)
Ổn định xong hàng ngũ, Đội Trưởng Đội Trực hô chào Trưởng Điều Khiển. Tất cả Đoàn Sinh giơ tay chào Trưởng Điều Khiển.

Tập Họp Hình Tròn
(Dùng trong các sinh hoạt vui, họp đội, hội thảo nhóm etc..)
Trưởng Điều Khiển giơ hay tay vòng trên đầu, hai bàn tay xoè ra năm ngón khép lại, lòng bàn tay úp xuống, hai đầu ngón tay giữa chạm nhau nhưng không sát đầu.
Các Đội tuần tự chạy ngược chiều kim đồng hồ vòng quanh Trưởng Điều Khiển.
Đang khi chạy, Đội Trưởng Đội Trực có bổn phận bắt hát để tạo bầu khí vui tươi hăng hái.
Các Đội vừa chạy vừa hát cho tới khi vòng tròn đều và có lệnh ( •Tích) của Trưởng Điều Khiển thì đứng lại rồi tự động quay mặt vào giữa.
Ổn định xong hàng ngũ, Đội Trưởng Đội Trực hô chào Trưởng Điều Khiển. Tất cả Đoàn Sinh giơ tay chào Trưởng Điều Khiển.

Tập Họp Hình Bán Nguyệt
(Dùng trong các sinh hoạt hội diễn , thảo luận, dạy khóa etc..)
Trưởng Điều Khiển giơ tay phải lên đầu, bàn tay xòe ra, năm ngón khép lại, lòng bàn tay úp xuống nhưng không sát đầu. Tay trái xuôi theo thân mình như ở thế nghiêm.
Đội Trực chạy dẫn đầu, các Đội thứ tự chạy theo sau vòng quanh Trưởng Điều Khiển ngược chiều kim đồng hồ.
Đội Trưởng Đội Trực đứng lại khi tới ngang phía tay trái Trưởng Điều Khiển. Các Đội sắp xếp sao cho người Đội Phó của đội cuối cùng đứng ngang phía bên tay phải Trưởng Điều Khiển, tạo thành nửa vòng tròn lấy Trưởng Điều Khiển làm tâm.
Để hình bán nguyệt được đều, khi đứng lại, các đội viên tự động hướng mặt vào giữa, nắm tay hai người bên cạnh so hang cho tới khi hang cong đều, thì buông tay và đứng ở thế nghiêm.
Ổn định xong hàng ngũ, Đội Trưởng Đội Trực hô chào Trưởng Điều Khiển. Tất cả Đoàn Sinh giơ tay chào Trưởng Điều Khiển.

Tập Họp Hàng Ngang
(Dùng để trình diện, dàn hàng làm công tác vệ sinh trong sa mạc etc..).
Tập Họp Một Hàng Ngang
Trưởng Điều Khiển đưa tay phải thẳng ngang vai phải, bàn tay mở ra, các ngón khép lại, lòng bàn tay hướng về phía trước. Tay trái xuôi theo thân mình như ở thế nghiêm.
Đội Trực chạy dẫn đầu, sau đó tới các Đội thứ tự chạy quanh Trưởng Điều Khiển ngược chiều kim đồng hồ, tới trước mặt Trưởng Điều Khiển cách ba bước, sắp thành một hàng ngang.
Đội Trưởng Đội Trực căn sao cho Trưởng Điều Khiển luôn đứng ở giữa hàng. Khi thấy hàng đội đã cân, Đội Trưởng Đội Trức đứng lại so hàng đội mình và các Đội khác thứ tự so hàng đội tiếp theo sau. Đội nào so hàng xong, tự động cho quay về phía Trưởng Điều Khiển.
Ổn định xong hàng ngũ, Đội Trưởng Đội Trực hô chào Trưởng Điều Khiển. Tất cà Đoàn Sinh giơ tay chào Trưởng Điều Khiển.
Tập Họp Nhiều Hàng Ngang
Trưởng Điều Khiển đưa tay phải thẳng ngang vai phải, bàn tay mở ra, các ngón khép lại, lòng bàn tay úp xuống đất. Tay trái xuôi theo thân mình như ở thế nghiêm.
Đội Trực chạy dẫn đầu, sau đó tới các Đội thứ tự chạy quanh Trưởng Điều Khiển ngược chiều kim đồng hồ, tới trước mặt Trưởng Điều Khiển cách ba bước, sắp thành hàng ngang.
Đội Trưởng Đội Trực chậm lại căn sao cho Trưởng Điều Khiển luôn đứng ở giữa hàng. Khi thấy hàng đội đã cân, Đội Trưởng Đội Trực đứng lại so hàng đội, rồi dùng cờ lệnh hoặc thủ lệnh cho Đội quay về phía Trưởng Điều Khiển. Đội Trường đứng kế tiếp lấy Đội Trưởng trước mặt làm chuẩn, đứng sao cho cách một cách tay, sau đó so hàng đội của mình. Các Đội khác cũng làm như thế.
Ổn định xong hàng ngũ, Đội Trưởng Đội Trực hô chào Trưởng Điều Khiển. Tất cà Đoàn Sinh giơ tay chào Trưởng Điều Khiển.

MỘT SỐ BÀI CA TNTT


THIẾU NHI TÂN HÀNH CA
Thiếu nhi Việt nam đứng lên trong giai đoạn mới. Theo tiếng Giáo Hội và tiếng quê hương kêu mời. Được trang bị dũng mạnh bằng tinh thần mới. Tuổi trẻ Việt nam hăng hái xây thế hệ ngày mai. Cùng đi hỡi các thiếu nhi. Cùng đi với Chúa Kitô, nguồn sống Thánh Thể chan hòa, là lý tưởng của người thiếu nhi hôm nay. Thiếu nhi Việt Nam quyết tâm trong giai đoạn mới. Thánh hóa môi trường rèn những khả năng phi thường. Bằng nguyện cầu hi sinh và một bầu khí mới. Tuổi trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ Việt Nam

ẤU NHI CA
Như những nụ hoa xuân xinh, em Ấu nhi luôn hiền hòa, luôn tươi cười tươi như hoa. Đời em nguyện luôn chăm ngoan. Noi theo gương Chúa Hài Đồng em yêu đời mến mọi người và sống mãi tuổi ngây thơ

KINH HUYNH TRƯỞNG.
Lạy Chúa Giêsu huynh trưởng tối cao. Xin dạy con biết hi sinh cao thượng, phụng sự Chúa và giúp ích mọi người. Xin dạy con biết hi sinh không cần báo đáp, luôn xông pha không ngại bão táp đẹp ý Cha trên trời trong tình thương yêu hết mọi người.

DÂNG NGÀY

Ngày nay con dâng cho Chúa, xin Chúa thương nhận hồn xác chúng con. Mọi cơn gian nan nguy khó, chúng con xin cầu theo ý ( Đức) Giáo Hoàng sớm hôm.

KINH TRƯỚC BỮA ĂN

Nguyện xin, nguyện xin Chúa cả mở tay chúc phúc. Cho chúng con dùng nên, cho chúng con dùng nên các thực phẩm này.

LỜI HỨA THIẾU NHI
Đôi bàn tay trời ban cho em. Đây ngón trỏ em hứa nguyện cầu. Ba ngón sau em nguyện hi sinh ( nè ) Rước Lễ ( nè) làm việc tông đồ chuyên chăm. Với bốn ngón tay xếp đều, em quyết giữ lời chào Thiếu Nhi : Hi Sinh


BÀI CA GỌI LỬA THIÊNG

Lửa thiêng ơi, hãy đến bùng sáng lên trong đêm âm u, soi đời tăm tối bao nhiêu âu lo. Lửa thiêng ơi, hãy đến bùng cháy lên, mang cho đời ngàn ánh vinh quang vui hân hoan.

BÀI CA CHÀO LỬA THIÊNG

Ố, ô, ô ồ. Ố, ô ô ồ. Cầm tay nhau, quay vòng bên lửa mới. Lửa bốc cháy tâm hồn ta hăng hái. Đón ánh lửa thiêng, đây đoàn ta chung lời ca, bên lửa bập bùng. Bập, bập bùng lửa thiêng reo vui, nhạc trầm trầm hòa ca chơi vơi lửa rực sáng chiếu đêm âm u, anh em ơi, ta cùng nhau lên tiếng ca rằng (vỗ tay ba cái). Lửa linh thiêng soi màn đêm u tối. Lửa cháy sáng ấm lòng ai lạnh lẽo. Lửa thiêng muôn đời, ta cùng vui đem lửa thiêng soi lòng mọi người. Ố, ô, ô, ồ. Ố, ô, ô, ồ.

MANG LỬA VỀ TIM

Màn đêm buông lơi theo ánh lửa dần tàn. Tình anh em ta theo ánh lửa tràn lan. Tim ta đây còn khắc ghi bao nhiêu mối tình mặn nồng. Lửa đêm nay tan nhưng lửa tim còn cháy âm thầm ngàn đời, biệt ly muôn phương ta nguyền đem lửa thiêng rải rác khắp chốn. Mong mai sau, ngọn lửa thiêng cháy lên đốt lòng mọi người.

CA TẠM BIỆT

Rời tay chúng ta vui lên đường nghĩa vụ.
Bạn ơi đừng quên nhé phút giây sum vầy.
Tay trong tay mình vui lên nhé.
Tim sắt se sầu thương não nề.
Vui ra đi sầu vương trên mắt.
Xa cách nhau mình nhớ nhau hoài.

KINH TỐI

Trời đã xế chiều Giêsu ơi, con nhờ tay Mẹ Maria,
Mà dâng lên Chúa, dâng chút lời cám ơn, dâng trót cả xác hồn: Các việc con làm, các lời con xin, cùng với mọi khó nguy con chịu trót một ngày qua. Cùng với bóng chiều tà, Giêsu Maria, con hòa ca dâng về nơi bao la, Chúa ban phép lành một đêm ngủ an bình. Hồn trong xác tươi xinh.

Khẩu hiệu Thiếu nhi

Cầu nguyện, rước lễ, hy sinh, làm tông đồ.
Khẩu hiệu thiếu nhi em bền tâm tuôn giữ.
Cầu nguyện, rước lễ hy sinh làm tông đồ.
Khẩu hiệu thiếu nhi em chẳng quên bao giờ




Read more…