Dẫn Nghi Thức Tam Nhật Thánh
Tuesday, March 22, 2016
THÁNH LỄ TIỆC LY
I. NGHI THỨC.
Nghi thức trong thánh lễ
chiều nay gồm:
- Nghi thức nhập lễ và phụng vụ Lời Chúa.
- Nghi thức rửa chân.
- Phụng vụ Thánh Thể.
- Kiệu Mình Thánh Chúa
và lột khăn bàn thờ.
II. LỜI DẪN.
1. Dẫn đầu lễ.
Kính thưa cộng đoàn,
Thánh lễ tưởng niệm bữa
tiệc ly chiều nay, Hội Thánh bắt đầu tuần Tam Nhật Vượt Qua (tức Ba Ngày Thánh)
của Chúa Giêsu. Trong thánh lễ này, Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa lập bí tích
Thánh Thể cùng với chức Linh Mục và ban giới răn mới: giới răn yêu thương như
là di chúc ngàn đời của Hội Thánh.
Trong tâm tình tạ ơn sâu
xa vì quà tặng cao cả mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta là chính Mình và Máu
Thánh Người, mời cộng đoàn dành hết lòng, trót cả tình yêu mến và trọn tâm trí
sốt sắng thờ lạy, tôn vinh, cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta Con Một của
Người, và tri ân Chúa Giêsu đã hiến mình vì chúng ta.
2. Phụng vụ Lời Chúa.
* Bài đọc 1: Xh 12,
1-8.11-14.
Bài trích sách Xuất Hành
chúng ta sắp nghe, cho thấy lễ Vượt Qua của người Do thái là hình ảnh báo trước
lễ Vược Qua của Kitô giáo, trong đó Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa đã
chịu sát tế để đem lại ơn cứu chuộc cho toàn thể nhân loại.
* Bài đọc 2: 1Cor 11,
23-26.
Trong bài đọc chúng ta
sắp nghe, thánh Phaolô tường thuật việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong
bữa Tiệc Ly. Khi lập bí tích Cực Trọng này, Chúa nhấn mạnh hy tế Thập Giá chính
là hy tế cứu độ cho toàn thể nhân loại.
3. Nghi thức rửa chân.
Giờ đây là nghi thức rửa
chân.
Qua việc rửa chân cho
một số người được lựa chọn trước, cha chủ tế cử hành lại chính hành động Chúa
Giêsu đã nêu gương tại phòng Tiệc Ly năm xưa, khi Chúa cúi xuống rửa chân cho
các môn đệ của Chúa.
Rửa chân là việc phục vụ
mà người đầy tớ dành cho chủ mình. Chúa Giêsu là Chúa, là Chủ, nhưng đã nhận lấy
công việc thấp hèn của một đầy tớ. Với hành động tự hạ này, Chúa Giêsu đã cụ
thể hóa giới răn mới là yêu thương phục vụ trong khiêm tốn. Chính Chúa đã hạ
mình để nên hy tế cho nhân loại. Người để lại tấm gương tuyệt hảo cho những ai
muốn tiếp bước theo Người.
4. Lời nguyện chung.
Mời cộng đoàn đứng dâng
Lời Nguyện Chung.
5. Dâng của lễ.
Lạy Chúa, của lễ cộng
đoàn chúng con dâng lên Chúa chiều nay, được kết tinh từ những hy sinh cố gắng
từng ngày trong suốt mùa Chay. Xin Chúa thương nhận và chúc phúc để chúng con
xứng đáng tham dự vào Hy tế Thập Giá và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Con Chúa.
6. Kiệu Mình Thánh Chúa
sang bàn thờ phụ.
Mình Thánh Chúa được
kiệu sang bàn thờ phụ để giáo dân kính viếng. Bàn thờ chính hoàn toàn để trống,
không đèn, không nến, không hoa, diễn tả tất cả sự mất mát, nỗi thương đau của
nhân loại tội lỗi. Chính vì tội lỗi mà hôm nay Con Thiên Chúa phải chấp nhận
cuộc thương khó đầy đau đớn, tủi nhục.
(Kiệu MTC đến giữa nhà
thờ thì đọc): Từ xưa, Hội Thánh có
thói quen chầu Mình Thánh Chúa từ chiều đến trước nửa đêm thứ năm tuần Thánh.
Mời anh chị em dành thời gian chầu Mình Thánh Chúa đêm nay. Qua việc chầu Mình Thánh
Chúa, chúng ta tưởng niệm biến cố Chúa vào vườn Cây Dầu cầu nguyện:
- Chúng ta cũng canh
thức bên nhà Tạm để cùng cầu nguyện với Chúa.
- Chúng ta sống lại giờ
Chúa hấp hối, để nên giống Chúa trong việc trung thành vâng phục thánh ý Chúa
Cha.
- Chúng ta nhớ lại ba
lần Chúa mời gọi các tông đồ hãy tỉnh thức, nhưng các ông không thể tỉnh thức,
các ông ngủ mê mang trong khi giờ Chúa bị bắt đang đến rất gần. Qua sự tưởng
nhớ ấy, chúng ta ý thức hơn thân xác nặng nề vì tội lỗi của chúng ta mà thật
lòng ăn năn tội lỗi của mình.
7. Lột khăn bàn thờ.
Mời anh chị em nán lại ít
giây phút, chứng kiến việc linh mục chủ tế lột khăn bàn thờ. Lột khăn bàn thờ
để nói lên vinh quang Thiên tính của Chúa Giêsu bị che dấu. Trong vinh quang
Thiên tính bị che dấu ấy, Chúa Giêsu tuyệt đối vâng phục Chúa Cha để chấp nhận
cuộc khổ nạn và chịu sỉ nhục nơi nhân tính của mình. Thánh Phaolô ca ngợi sự
vâng phục của Chúa Giêsu rằng: “Đức Giêsu Kitô vốn vĩ là Thiên Chúa, mà
không nghĩ phải nhất quyềt duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã
hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống
như người trần thế. Ngài lại còn hạ mình cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết
trên cây thập tự” (Philip 2, 6-8).
Tất cả những nghi thức:
từ việc phủ khăn tím trên tượng Chúa chịu nạn, nhà tạm chính hoàn toàn để
trống, bàn thờ và cung thánh không đèn, không nến, không hoa, tiếng gõ mõ thay
tiếng chuông, đến việc lột khăn bàn thờ, đều cho thấy một bầu khí u buồn, trầm
mặc. Qua đó, phụng vụ của Hội Thánh mời gọi chúng ta kiểm điểm lại lòng mình,
quyết tâm chừa bỏ tội lỗi, quyết tâm theo chân Chúa Giêsu làm môn đệ của Người
và làm con của Chúa Cha cách trung thành và dứt khoát.
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
TƯỞNG NIỆM
CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA
1. Lời dẫn đầu.
Kính thưa cộng đoàn,
nghi thức phụng vụ chiều nay gồm ba phần:
- Phụng vụ Lời Chúa.
- Tôn thờ Thánh Giá Chúa
Kitô.
- Và rước lễ.
Đặc biệt, qua bài Thương
Khó, Hội Thánh tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô, mà đỉnh cao là cái
chết của Người trên Thập Giá vì nhân loại chúng ta.
Với phần tôn thờ Thánh
Giá, Hội Thánh biểu lộ lòng tôn kính đối với Đấng đã thực hiện ơn cứu rỗi cho
nhân loại và kêu mời tất cả mọi nguời quy phụ Thánh Giá Chúa, vì đó là giá cứu
chuộc duy nhất của nhân loại.
Tham dự các cử hành
phụng vụ chiều nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta kết hiệp cách hết sức sâu xa đời
mình, thập giá của chính bản thân mình vào mầu nhiệm Thánh Giá và sự chết của
Chúa, để sau khi cùng chết với Chúa Kitô, chúng ta hy vọng được Chúa cho phục
sinh trong một đời sống đã được đổi mới ngay trên trần thế này, nhờ đó, mai này
tất cả chúng ta đạt tới niềm vui vĩnh cửu trong Chúa.
Vì thế, để tham dự các
cử hành phụng vụ chiều nay hết sức tích cực, mời cộng đoàn hãy tập trung mọi ý
lực, mọi suy tư của mình ở mức độ cao nhất, để xứng đáng tháp nhập thập giá đời
mình vào Thánh Giá Chúa; tháp nhập lòng mến của mình vào Tình Yêu của Chúa;
tháp nhập cả một đời tin theo thánh ý Thiên Chúa của chúng ta vào thái độ vâng
phục tuyệt hảo của Chúa Kitô, để như Chúa, mỗi ngày chúng ta càng nên hoàn
thiện hơn, như Chúa là Đấng hoàn thiện.
Mời cộng đoàn đứng, bắt
đầu tham dự nghi thức tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa Kitô.
2. Chủ tế từ phòng thánh
bước ra bàn thờ.
Chiều hôm nay, chúng ta
không cử hành thánh lễ, nhưng cử hành nghi thức đặc biệt tưởng nhớ tình yêu của
Thiên Chúa nơi cuộc tử nạn hồng phúc của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
3. Sau khi hôn bàn thờ,
chủ tế quỳ thinh lặng.
Cùng với chủ tế, chúng
ta quỳ gối và thinh lặng, hướng tâm hồn về cuộc tử nạn của Chúa và cảm tạ Chúa
vì tình yêu vô cùng mà Chúa dành cho chúng ta.
4. Hát bài Thương Khó
đến chỗ: “Rồi Người gục đầu xuống tắt thở”.
Mời cộng đoàn quỳ, tưởng
niệm sự chết của Chúa Kitô, Chúa chúng ta.
5. Sau bài giảng, chủ tế
sẽ đọc lời nguyện chung.
Lời nguyện chung chiều
hôm nay rất trang trọng. Có đến mười lời nguyện, nhắm đến nhiều ưu tư, nhiều
nhu cầu cần thiết và quan trọng của Hội Thánh cũng như của nhân loại. Tất cả mười
lời nguyện đều do chủ tế đọc. Trước mỗi lời nguyện đều có lời mời gọi. Sau lời
mời gọi, xin cộng đoàn thinh lặng để cùng hiệp thông với mỗi lời nguyện của chủ
tế.
6. Sau lời nguyện chung,
suy tôn Thánh Giá.
Đây là phần chính yếu
của nghi thức tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa chiều hôm nay. Hôn kính chân
tượng Chúa chịu nạn trên Thánh Giá là dấu chỉ cho thấy chúng ta tin tưởng nơi
tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu, một tình yêu có sức giải
thoát mọi tội lỗi và trao ban ơn cứu độ đời đời. Hôn kính Thánh Giá còn là dấu
chỉ chúng ta tôn thờ Thánh Giá Chúa, nhìn nhận tội lỗi, quyết tâm chừa tội và
chấp nhận vác thập giá đời mình bước theo Chúa Kitô trên đường tử nạn trong
suốt cuộc đời chúng ta.
Thứ tự hôn kính Thánh
Giá Chúa như sau:
Cha chủ tế.
Những người giúp nghi
thức (giúp lễ).
Quý tu sĩ.
Vì quá đông người, sợ sẽ
mất thời gian. Xin cộng đoàn hôn kính Thánh Giá Chúa vào lúc 20g00 đêm nay.
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
1. Dẫn đầu lễ.
Xin tắt tất cả các đèn.
Kính thưa cộng đoàn,
theo truyền thống phụng vụ của Hội Thánh, đêm nay, đêm canh thức, đêm mà toàn
thể Hội Thánh hân hoan cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô Phục sinh. Phụng vụ đêm Vọng
Phục sinh gồm bốn phần:
- Nghi thức làm phép lửa
mới và kiệu nến Phục sinh.
- Phụng vụ Lời Chúa.
- Phụng vụ thánh tẩy.
- Và phụng vụ Thánh Thể.
Bốn phần phụng vụ này
liên hệ chặt chẽ với nhau: Khi Ánh Sáng của nến Phục sinh bừng lên, tượng trưng
cho Chúa Kitô chiến thắng bóng đêm tội lỗi, Hội Thánh suy niệm các việc kỳ diệu
Thiên Chúa đã làm cho dân ngay từ khi tạo thiên lập địa. Giờ đây trong tâm tình
hân hoan cảm tạ, chúng ta bước vào phần thứ nhất của đêm Vọng Phục sinh: Nghi
thức làm phép lửa mới và kiệu nến Phục sinh.
2. Làm phép lửa mới và
kiệu nến Phục sinh.
Qua việc làm phép lửa
mới và kiệu nến Phục sinh, Hội Thánh tuyên xưng Chúa Kitô chính là Ánh Sáng
muôn dân, là Đấng phá tan bóng đêm tội lỗi đang bao trùm nhân loại, Đấng giải
thoát chúng ta khỏi tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống đời đời.
- Hát “Ánh Sáng Chúa
Kitô” lần hai người dẫn đọc:
Xin cộng đoàn thắp sáng
nến trên tay mình bằng ngọn lửa lấy từ nến Phục sinh do các em giúp lễ chuyển
đến.
- Hát “Ánh Sáng CK” lần
ba: bật đèn sáng.
* Trước khi công bố Tin
Mừng Phục Sinh:
Giờ đây, chúng ta cùng
hân hoan tán dương Thiên Chúa, Đấng đã thực hiện những việc lạ lùng cho nhân
loại qua Người Con Một dấu ái của Người. Để biểu lộ niềm hân hoan này, chúng ta
hướng về cây nến Phục sinh, cất lời ca tụng Chúa Kitô, Ánh Sáng muôn đời tồn
tại, Thiên Chúa đã trao tặng chúng ta (Chủ tế hát TMPS).
3. Phụng vụ Lời Chúa
(sau công bố TMPS, người dẫn đọc):
Kính mời cộng đoàn ngồi.
Trong phần Phụng vụ Lời
Chúa mà chúng ta sắp cử hành, kể lại những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi
dân của Người từ xa xưa. Đêm nay, đêm Vọng Phục Sinh, đêm Thánh, đêm Mẹ của các
đêm, Lời Chúa như tóm gọn cả một dòng lịch sử cứu độ mang nặng và lắng sâu đến
vô cùng, tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người tội lỗi là tất cả chúng
ta. Chúng ta cùng sốt sắng lắng nghe. Sau đây là bài đọc thứ nhất.
* Bài đọc I (St 1,
1-2, 2):
Không có Chúa, tất cả là
hư vô. Vì yêu thương, từ hư vô, Chúa đã dựng nên cả vũ trụ. Bài đọc đầu tiên
trình bày công trình tạo dựng của Chúa. Khởi đi từ công trình tạo dựng, Thiên
Chúa muốn cứu độ toàn thể loài người. Công trình cứu độ do Chúa Kitô thực hiện
mới thực sự là cuộc tạo dựng mới hoàn hảo. Như vậy, từ cuộc tạo dựng đầu tiên
mà chúng ta sắp nghe, sẽ dẫn đến cuộc tạo dựng mới trong Chúa Kitô.
- Sau mỗi bài đọc, hát
đáp ca.
- Chủ tế đọc lời nguyện.
* Bài đọc II (St
22,1 - 2,9a. 10-13.15-18):
Bài trích sách Sáng Thế
mà chúng ta sắp nghe nói đến việc Tổ phụ Abraham vâng lệnh Chúa, sát tế người
con duy nhất của mình là Isaac. Nhờ lòng tin mạnh mẽ và sự vâng phục lớn lao,
Abraham được Chúa chúc phúc để trở thành Cha một dân tộc đông như sao trên
trời, như cát bãi biển.
* Bài đọc III (Xh
14,15-15,1):
Bài đọc II trích trong
sách Xuất Hành, tường thuật việc người Do Thái vượt Biển Đỏ bình an. Đây là
hình ảnh Thiên Chúa dùng để báo trước cuộc giải thoát mà Chúa Kitô sẽ mang lại
cho mỗi người chúng ta.
* Bài đọc IV (Is
54, 5-14):
Vì sự bất tín và phản
bội, Dân Chúa đã phải sống trong kiếp lưu đày tại Babylon. Giữa những khốn cùng
của cảnh lưu đày, Toàn dân lại nghe những lời yên ủi thắm thiết của Chúa vang
lên qua sứ điệp của tiêng tri Isaia. Vì thế, dân Chúa đã biết ăn năn. Chúa lấy
lòng nhân từ vô biên đón nhận họ, và cho hưởng nền hòa binh dài lâu.
* Bài đọc V (Is
55,1-11):
Tiên tri Isaia loan báo
một thời kì thịnh đạt mà Israel sẽ được vui hưởng, thời kì mà Chúa sẽ kí kết
một giao ước vĩnh cửu với những hồng ân mà Chúa đã hứa cho Đavit. Và điều này
sẽ được thực hiện nơi Chúa Cứu Thế.
* Bài đọc VI (Br
3, 9-15. 32-4,4):
Bài đọc sau đây ghi lại
lời tiên tri Baruc nói cho dân Ítraen biết: Bởi họ bỏ đường lối Chúa nên họ
phải rơi vào cảnh cùng cực của những năm dài sống kíp lưu đày. Từ nay, sau khi
được giải thoát, nếu muốn sống trong bình an thịnh vượng, họ phải tuân giữ luật
Chúa và trung thành với Giao ước.
* Bài đoạc VII (Ez 36,
16-18):
Nội dung bài đọc mà
chúng ta sắp nghe, tiên tri Êzêkiel khiển trách dân Chúa về tội lỗi của họ. Họ
đã bất trung và phản bội Chúa. Vì sự xúc Danh Thánh Chúa và đời sống bất công
của họ đã đẩy họ vào bất hạnh, khổ đau và nhục nhã. Nhưng Thiên Chúa đã yêu
thương tha thứ cho dân Người. Người không trừng phạt, như thánh hóa họ.
- Sau khi chủ tế đọc lời
nguyện của bài đọc cuối xong, người dẫn đọc:
Xin lưu ý, sau đây là
kinh Vinh Danh. Sau khi cha chủ tế xướng “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng
trời”, chúng ta thinh lặng, đợi dứt tiếng chuông, chúng ta mới hát “Và bình an
dưới thế cho người thiện tâm…”.
* Kinh Vinh Danh.
- Rung chuông, chưng
bông, thắp nến.
- Sau kinh Vinh Danh,
chủ tế đọc lời nguyện nhập lễ.
* Bài Thánh Thư: Rm 6,
3-11.
Bài đọc Tân Ước trích
trong thư của thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu thành Rôma sau đây là chân lý
đức tin quan trọng gắn liền với ý nghĩa của đêm cực Thánh này. Chân lý đức tin
đó là: Nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta cùng chết và cùng sống lại với Chúa
Kitô.
- Sau Thánh thư, mọi
người đứng, xướng All. Ba lần.
- Đáp ca.
- Không xướng trước Tin
Mừng.
- Chủ tế công bố Tin
Mừng, không mang đèn, nhưng có hương lửa.
- Sau giảng, chủ tế đến
giếng rửa tội, người dẫn đọc:
Giờ đây là phần phụng vụ
thánh tẩy. Với việc tham dự vào nghi thức làm phép nước, chúng ta được mời gọi
nhớ lại bí tích rửa tội của mình mà ý thức hơn về tình yêu của Chúa. Chính tình
yêu ấy đã cho chúng ta được làm con Thiên Chúa và làm môn đệ của Chúa Kitô.
4. Phụng vụ Thánh Tẩy.
- Sau khi chủ tế làm
phép nước và thắp nến cho cộng đoàn, người dẫn đọc:
Với cây nến được thắp
sáng từ ngọn nến Phục sinh trong tay, chúng ta long trọng lặp lại lời tuyên hứa
khi chịu phép Thánh tẩy và tuyên xưng lại đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa
Ba Ngôi. Khi tuyên xưng đức tin, chúng ta liên kết với các anh chị em dự tòng
lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo trong đêm nay, để cùng họ, chúng ta
làm chứng cho mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô trong cuộc sống hằng ngày.
- Sau khi rảy nước vừa
làm phép trên dâng chúng, chủ tế đọc lời nguyện chung.
5. Phụng vụ Thánh Thể.
Mời cộng đoàn ngồi.
Trong tâm tình hân hoan
mừng Chúa Phục Sinh, giờ đây chúng ta bước vào phần phụng vụ Thánh Thể.
St
St
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment