XIN LẠI DANH XƯNG CÔNG GIÁO
Friday, January 22, 2016
“
Tôn giáo: Thiên Chúa Giáo”- Diễn từ này dường như được đi vào quy luật ngôn ngữ.
Vì là quy luật nên không ít người đã thuộc làu. Lẽ đó, trên sách báo hay lang
thang dạo web chúng ta bắt gặp khá nhiều danh xưng “Thiên Chúa Giáo” được dùng chung với nghĩa như là “Công Giáo”. Vậy thì hai danh xưng này đồng nghĩa chăng? Chưa hẳn ! Chắc chắn có sự nhầm lẫn nào đó trong cách sử dụng này. Phần bạn, bạn có suy nghĩ gì về điều này ? Đôi lúc vì thắc mắc, đem ra hỏi một người công giáo nhưng câu trả
lời cho bạn xem ra khá mù mờ ! Vậy để câu trả lời đó được rõ ràng, chính xác ta cùng nhau làm rõ vấn đề ?
Trước
tiên, Chúng ta cần hiểu rõ thuật từ “Công Giáo” ?
Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, thuật từ này được bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “Katholikas”. Nó được cấu thành bởi hai từ: “Kata” – Liên quan(Concerning) và “Holos” – Toàn bộ(Whole). Lẽ đó, “Katholikas” được xem là liên quan đến toàn thể, toàn bộ, rộng khắp…
Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, thuật từ này được bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “Katholikas”. Nó được cấu thành bởi hai từ: “Kata” – Liên quan(Concerning) và “Holos” – Toàn bộ(Whole). Lẽ đó, “Katholikas” được xem là liên quan đến toàn thể, toàn bộ, rộng khắp…
Theo
từ điển Tiếng Anh Oxford, từ nguyên “Công giáo”(Catholic) được thành lập bởi từ
có nghĩa “Toàn thể”(regarding the whole) của tiếng Hy Lạp. Cách dễ hiểu hơn đó
là phổ quát (universal) hay chung chung (General).
Vì thế, Công giáo mang nghĩa là phổ quát, chung cho mọi người. Điều này rất đơn
giản và dễ hiểu, Công giáo là Tôn giáo chung cho tất cả chứ không riêng gì cho
một cá nhân hay một tập thể nào. Danh
xưng này còn được hiểu như Chủ nghĩa Đại Đồng - “Tứ hải giai huynh đệ” hoặc “Quay về một mối”
bởi lẽ từ phổ quát trong tiếng anh (Univeral) được kết hợp bởi hai từ gốc Hy Lạp:
“Uni” – (một) và “Vertere” – (quay quanh).
Trong
Pháp Ngữ, Danh xưng này cũng được diễn tả như một nghĩa là rộng lớn, bao trùm. Nó
được viết là “Catholicque” - nghĩa là rộng khắp (theo cuốn từ điển Pháp – Việt, nhà xuất bản
văn hóa thông tin Hà Nội – trang 407, của tác giả Trần Anh Phương).
Vậy
đến đây ta có thể nói: “Công giáo” là thuật từ dùng để chỉ một tôn giáo mang
tính phổ quát, chung cho tất cả mọi người. Hay nói khác đi Công giáo là tôn
giáo của Bạn và cũng là Công Giáo của Tôi.
Ngược
lại, danh xưng “Thiên Chúa Giáo” nếu được xét sơ qua về từ ngữ thì nó có vẻ hợp lý.
Vì chủ thể tôn thờ là Thiên Chúa. Nhưng đi sâu hơn một chút về ngôn ngữ học và khía cạnh thần học thì
danh xưng này không diễn đạt hết tính phổ quát, tính chung cho mọi người - mà vốn
dĩ đặc điểm (Tôn giáo hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh Rôma-Công Giáo) đã có sẵn.
Hơn nữa, nói tới “Thiên Chúa Giáo” người ta thường nghĩ ngay đến các tôn giáo Độc
Thần, như: Do thái giáo, Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành và Anh
giáo). Bởi vì, họ đều có chủ thể tôn thờ là Thiên Chúa - Độc Thần (Do
thái giáo: Giave Thiên Chúa độc nhất, Kitô giáo: Thiên Chúa, ngoài ra còn có Hồi Giáo cũng tôn thờ
Thiên Chúa mà họ gọi là Đấng Allah) nhưng Đức Tin và Giáo Lý của các tôn giáo
này khác nhau.
Do
Thái Giáo tôn thờ Thiên Chúa Gia-vê độc nhất. Toàn bộ Giáo Lý và Đức Tin của họ gói gọn
trong phần Cựu Ước. Đây còn được gọi là đạo Mai Sen – Đạo Cũ.
Vào khoảng năm 33 (sau Công Nguyên)
Đức Giêsu sáng lập ra Kitô Giáo – Công Giáo La Mã (Roman
Catholicism) ngày nay ; Qua việc Ngài xuống trần gian làm Con Người, đi rao giảng
Tin Mừng, chữa lành các bệnh tật và cuối cùng chết trên thập giá để cứu chuộc
loài người khỏi nô lệ của tội lỗi nhưng sau ba ngày Người đã sống lại và lên trời
vinh hiển.
Trải qua chiều dài lịch
sử, vì những lí do bất đồng về Giáo Lý cũng như Đức Tin mà Công Giáo đã bị phân
tán thành các nhánh nhỏ: Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo.
Vào
khoảng năm 1054 Giáo hội đông phương chính thức tách khỏi Công giáo thành
Chính thông giáo vì một số bất đồng về tín lý, phụng vụ và quyền bính trong
giáo hội. Họ không chấp nhận tuân phục quyền bính của Đức Giáo Hoàng nhưng về
các bí tích thì vẫn hữu hiệu như Công Giáo.
Đến
khoảng thế kỉ mười sáu, Công giáo lại tiếp tục bị phân chia thành hai nhóm nữa
là: Tin lành và Anh giáo.
Năm
1517, Martin Luther chủ xướng cuộc ly khai tại Đức, lan qua Pháp rồi Thụy sĩ và
từ đó Tin Lành (Protestantism)
ra đời. Nội bộ của Tin Lành sau này lại phân thành nhiều nhánh nhỏ khác nhau:
Baptists, Methodists, Lutherans...Họ đều tôn thờ một Thiên Chúa và tin Chúa Kitô
là Cứu Chúa cũng như lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho niềm tin và sứ vụ giảng
dạy, nhưng khác biệt với Công Giáo về nhiều điểm căn bản liên quan đến thần
học, bí tích, phụng vụ, quyền bính và kinh thánh. Các nhánh này đều không công
nhận vai trò và quyền bính tối cao của Đức Giáo Hoàng La Mã. Đồng thời họ không
có các bí tích hữu hiệu như Công Giá (ngoài phép rửa mà đa số họ có).
Khoảng
thế kỷ 16 Vua Henry VIII Anh Quốc, do sự bất mãn về vấn đề hôn nhân của mình trái
ngược với Luân Lý Tòa Thánh La Mã, Ông đã tuyên bố ly khai khỏi Công Giáo và thành
lập Anh Giáo. Anh Giáo và Công Giáo cũng có nhiều điểm khác biệt rõ ràng về Đức
Tin cũng như Giáo Lý.
Như
vậy, nếu dùng danh xưng “Thiên Chúa Giáo” để thay cho Tôn giáo hiệp thông trọn
vẹn với Tòa Thánh Rôma – Công giáo thì quả thật rất e ngại vì nó mang nhiều thiếu sót về ý nghĩa của đối tượng được diễn tả; thiếu cả ngữ nghĩa từ lẫn ý nghĩa thần học. Không biết
vì lý do gì hay ai đó đã ác ý mà có sự sai lệch trong cách dùng này. Đến đây Tôi thiết nghĩ không có tôn giáo nào gọi là THIÊN
CHÚA GIÁO ! Có thể do sợ ảnh hưởng bởi ý nghĩa của danh xưng tới nhiều lãnh vực
trong xã hội nên ai đó đã làm liều “đánh tráo” chăng?
Qua
những gì chúng ta vừa nghiên cứu, ước mong người đọc nắm rõ ý nghĩa, tính chất
cũng như đặc điểm của hai danh xưng “Công giáo” và “Thiên Chúa giáo”. Để từ đó,
Chúng ta biết chọn lựa cho phù hợp trong cách sử dụng những thuật từ này. Đồng thời,
cần hạn chế đến mức thấp nhất khi dùng danh xưng “Thiên Chúa Giáo” thay cho
“Công Giáo”. Lẽ đó, thuật ngữ “ Tôn giáo: Thiên Chúa Giáo” Tôi mong sao danh
xưng này sớm được thay bằng “Tôn Giáo: Công Giáo” ! để danh xưng được diễn tả
tròn đầy tính “phổ quát” mà bản chất Giáo Hội Công Giáo La Mã đã tự có. Mong lắm thay !
Bài
viết tới đây chắc chắn còn giới hạn về kiến thức cũng như sự thuyết phục người
đọc nhưng vấn đề là tác giả muốn đưa lên tâm tư và góp ý thẳng thắn của bản thân trong cách sử dụng thuật ngữ này. Để ý tưởng được sáng suốt hơn, xin đón nhận ý kiến của các bậc
Tiền Bối !.
Tác giả: Jos Tân Thiên
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment