THẮC MẮC ?
Monday, January 11, 2016
HỎI: Thưa Cha, con thấy hoang mang vì trong thời gian gần đây, báo chí
nói nhiều về những vụ linh mục lạm dụng tính dục trẻ em, nhất là ở Mỹ. Có cả
giám mục phải từ chức vì những vụ như vậy.
Có người bảo đó là vì Giáo Hội Công Giáo cấm các linh mục lập gia
đình nên mới xảy ra những vụ như vậy. Những vụ như vậy chắc chắn sẽ làm tổn
thương cho uy tín của Giáo Hội. Theo cha, phải có thái độ thế nào đứng trước
những vụ như vậy?
P.V.N
ÐÁP: Trong tinh thần hiệp thông của Giáo Hội, như trong một gia đình,
khi một tín hữu sa ngã hoặc đau khổ, thì điều đó cũng gây đau buồn và ảnh hưởng
tới toàn thể Giáo Hội địa phương và hoàn vũ, nhất là khi đương sự là một chức
sắc của Giáo Hội.
Quả thực, từ tháng giêng đến nay, vấn đề giáo sĩ lạm dụng tính dục
trẻ vị thành niên đã làm rúng động Giáo Hội CG tại Mỹ, vì thế ÐTC đã triệu tập
cuộc họp các Hồng Y Hoa Kỳ với 7 vị Tổng trưởng các Bộ của Tòa Thánh trong hai
ngày 23 và 24-4-2002 để tìm ra đường hướng đối phó với vấn đề này, và cũng để
chuẩn bị cho Ðại hội bán niên của HÐGM Hoa Kỳ từ ngày 13 đến 16-6-2002 tới đây
tại thành phố Dallas, trong đó các GM đã tìm một chính sách chung cho toàn Giáo
Hội Công Giáo tại Mỹ.
Ðể hiểu đúng đắn vấn đề giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em ở Mỹ,
thiết tưởng nên ghi lại đây bản tin của hãng Thông tấn Công Giáo Hoa Kỳ truyền
đi ngày 6-5-2002 về cuộc nói chuyện hôm 27-4-2002 của ÐHY Edmund Szoka với các
Ðại chủng sinh Ðại chủng viện Thánh Tâm của tổng giáo phận Detroit, qua đó ngài
khích lệ các chủng sinh tại đây đồng thời giúp các thày có cái nhìn đúng đắn về
vấn đề một số giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
ÐHY Szoka là người Mỹ gốc Ba Lan, năm nay 75 tuổi. Sau 9 năm làm
TGM Detroit, ngài được ÐTC mời về Vatican năm 1990, để giúp cải tiến tình trạng
thiếu hụt ngân sách của Tòa Thánh. Sau khi thành công trong vấn đề này, ÐHY đã
được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh đặc trách quốc gia thành Vatican . Ngài
đã tham dự cuộc họp thượng đỉnh của 12 HY Hoa Kỳ với 7 vị Tổng trưởng của Tòa
Thánh tại Vatican trong hai ngày 23 và 24-4-2002 về vấn đề giáo sĩ lạm dụng
tính dục.
Trong bài mở đầu cuộc tĩnh tâm, ÐHY Szoka nói với các đại chủng
sinh giáo phận Detroit
rằng:
"Tôi muốn khích lệ tất cả các thày, tất cả các linh mục và giáo hữu, đừng nản chí, đừng thất vọng vì những vụ một số giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em... Nhiều GM đã công khai nhìn nhận vấn đề loạn dục trẻ em (pedophilia), nơi một số ít linh mục. Các GM ấy đã công khai xin lỗi vì hành động của các linh mục đó và đã bày tỏ sự đau buồn sâu xa trước những đau khổ của các nạn nhân và gia đình họ. Các vị cũng cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để bài trừ tệ nạn này".
"Tôi muốn khích lệ tất cả các thày, tất cả các linh mục và giáo hữu, đừng nản chí, đừng thất vọng vì những vụ một số giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em... Nhiều GM đã công khai nhìn nhận vấn đề loạn dục trẻ em (pedophilia), nơi một số ít linh mục. Các GM ấy đã công khai xin lỗi vì hành động của các linh mục đó và đã bày tỏ sự đau buồn sâu xa trước những đau khổ của các nạn nhân và gia đình họ. Các vị cũng cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để bài trừ tệ nạn này".
ÐHY Szoka cũng tìm cách đặt vấn đề ở trong vị trí đúng của nó và
nhấn mạnh rằng những con số người ta đưa ra để ước lượng tỷ số linh mục làm
những điều sai trái như thể, thường làm cho người ta ngỡ ngàng, trong thực tế,
số LM lạm dụng tính dục trẻ em ở Mỹ không quá 1%, hoặc 2%.
"Ðiều này có nghĩa là 98% hoặc 99% các linh mục khác không hề phạm những tội đáng ghê tởm ấy".
Và sở dĩ trong quá khứ, các GM thường quyết định cho những linh mục đã phạm tội lạm dụng tính dục trẻ em được trở lại với công việc mục vụ ở các xứ đạo là vì các GM đã hành động dựa theo lời khuyên của các giới chức y khoa, và hồi đó các chuyên gia này không hiểu rõ về bệnh lý của bệnh loạn dục trẻ em và cũng không biết chữa trị bệnh này như thế nào. Mãi tới thập niên 1980, giới y khoa mới bắt đầu đi tới kết luận rằng không thể chữa được những người bị bệnh loạn dục trẻ em thực sự; kẻ nào mắc chứng này thì thường sẽ tái phạm, dù họ đã được chữa trị lâu dài về tâm lý.
"Ðiều này có nghĩa là 98% hoặc 99% các linh mục khác không hề phạm những tội đáng ghê tởm ấy".
Và sở dĩ trong quá khứ, các GM thường quyết định cho những linh mục đã phạm tội lạm dụng tính dục trẻ em được trở lại với công việc mục vụ ở các xứ đạo là vì các GM đã hành động dựa theo lời khuyên của các giới chức y khoa, và hồi đó các chuyên gia này không hiểu rõ về bệnh lý của bệnh loạn dục trẻ em và cũng không biết chữa trị bệnh này như thế nào. Mãi tới thập niên 1980, giới y khoa mới bắt đầu đi tới kết luận rằng không thể chữa được những người bị bệnh loạn dục trẻ em thực sự; kẻ nào mắc chứng này thì thường sẽ tái phạm, dù họ đã được chữa trị lâu dài về tâm lý.
Trong bối cảnh trên đây, ÐHY Szoka đã phê bình nhiều bài báo và
tin tức đã không phân biệt những trường hợp lạm dụng các em bé, và những vụ có
quan hệ tình dục với các trẻ vị thành niên dưới 18. Danh từ bệnh loạn dục trẻ
em (pedophilia) được áp dụng cho những trường hợp lạm dụng tính dục các em bé,
còn các hoạt động phái tính với những trẻ nam vị thành niên dưới 18 tuổi là một
thứ đồng tính luyến ái. Một điều ai cũng biết là nhiều trẻ vị thành niên đều có
những hoạt động tính dục tích cực, hoặc với người khác phái hoặc với người đồng
phái.
Về những lời cáo buộc các vị hữu trách của Giáo Hội không thưa
trình các vụ lạm dụng tính dục cho nhà chức trách tư pháp, ÐHY Szoka cho biết
theo kinh nghiệm của ngài phần lớn các bậc phụ huynh không muốn giáo quyền thưa
trình các vụ đó cho cảnh sát vì họ không muốn con em họ bị gán cho cái tên là
nạn nhân của vụ loạn dục trẻ em. Họ không muốn con em họ phải tham gia vào một
cuộc xử án nào.
Cũng trong bài nói chuyện với các chủng sinh của Tổng giáo phận Detroit , ÐHY Szoka cũng
đặt câu hỏi: tại sao các cơ quan truyền thông ở Mỹ từ vài tháng nay khui ra và
làm rùm beng như vậy về những vụ này? Phải chăng nạn loạn dục trẻ em đã trở
thành một cái cớ hoặc một cơ hội để người ta tìm cách làm mất uy tín của các
GM, LM và Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ? ÐHY nói:
"Chúng tôi không phủ nhận vấn đề có những giáo sĩ loạn dục trẻ em. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về tệ nạn đó và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết để sửa chữa nó. Nhưng chúng tôi loại bỏ mọi mưu toan làm mất uy tín của hàng linh mục và Giáo Hội Công Giáo".
"Chúng tôi không phủ nhận vấn đề có những giáo sĩ loạn dục trẻ em. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về tệ nạn đó và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết để sửa chữa nó. Nhưng chúng tôi loại bỏ mọi mưu toan làm mất uy tín của hàng linh mục và Giáo Hội Công Giáo".
Nhắc lại lời ÐTC Gioan Phaolô 2 đã nói:
"Không có chỗ đứng trong hàng linh mục và đời sống tu trì cho những kẻ làm hại người trẻ", ÐHY Szoka nhấn mạnh rằng: Tôi thiết nghĩ không có điều gì có thể rõ ràng hơn câu nói đó của ÐTC. Và ÐHY Szoka bày tỏ xác tín rằng:
"Nếu những kẻ thù của Giáo Hội hy vọng lợi dụng những vụ xì căng đan ấy để làm hại Giáo Hội, thì chắc chắn họ sẽ thất bại. Vào thời Chúa Giêsu Giáo Hội cũng đã từng chịu bách hại rồi. Và chúng ta đừng quên rằng người ta không thể khuất phục được Chúa Giêsu Kitô" (CNS 6-5-2002)
"Không có chỗ đứng trong hàng linh mục và đời sống tu trì cho những kẻ làm hại người trẻ", ÐHY Szoka nhấn mạnh rằng: Tôi thiết nghĩ không có điều gì có thể rõ ràng hơn câu nói đó của ÐTC. Và ÐHY Szoka bày tỏ xác tín rằng:
"Nếu những kẻ thù của Giáo Hội hy vọng lợi dụng những vụ xì căng đan ấy để làm hại Giáo Hội, thì chắc chắn họ sẽ thất bại. Vào thời Chúa Giêsu Giáo Hội cũng đã từng chịu bách hại rồi. Và chúng ta đừng quên rằng người ta không thể khuất phục được Chúa Giêsu Kitô" (CNS 6-5-2002)
Về lập luận cho rằng vì các linh mục phải sống độc thân nên mới
xảy ra những vụ loạn dục trẻ em hay là lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, đó
là một lập luận không có lý do đứng vững. Trong thực tế, tệ nạn này cũng xảy ra
nơi những người có gia đình, và tỷ lệ xảy ra nơi các giáo sĩ độc thân không cao
hơn nơi các thành phần chức nghiệp khác trong xã hội, hoặc nơi giáo sĩ của các
tôn giáo khác.
Cũng nên nói thêm rằng ở các nước khác cũng có những vụ giáo sĩ bê
bối như vậy, nhưng sở dĩ ở Mỹ, những vụ này được đẩy mạnh một phần cũng có lý
do tài chánh, để đòi giáo phận phải trả tiền bồi thường.
Về thái độ cần có đối với những vụ xì căng đan:
Cách đây 7 năm, tại Thụy Sĩ có vụ Ðức Cha Vogel, GM giáo phận Basel phải từ chức vì đã
lỡ có con. Giáo Hội chắc chắn là bị thương tổn mỗi khi có xì-căng-đan như vậy
xảy ra, nhưng kinh nghiệm và lịch sử cho thấy, Giáo Hội sẽ tiếp tục sống mạnh
dưới sự hướng dẫn của Chúa. "Giáo Hội giống như "thân cây đẹp
đẽ", nhưng trên đó người qua đường ngu xuẩn đã ghi dấu tích của họ và các
dấu tích ấy không đẹp đẽ gì! Những hàng chữ khắc, những vết dao đẽo cũng như
những vết dìu bổ, bụi bặm và rác rưởi đã làm hoen ố thân cây và vùng chung
quanh. Rêu phong và loài tầm gửi sinh gánh nặng cho nó. Nhưng dưới tấm vỏ đã hư
hỏng, nhựa cây vẫn chảy mạnh, cây cổ thụ Giáo Hội nhiều khi cũng bị làm cho
không còn hình tượng nữa. Mỗi thời đại để lại vết tích, não trạng, các niềm
vui, vẻ xấu xa, các sự yếu đuối, các thảm kịch của mình trong Giáo Hội"
(J. Loew, Tôi đã tìm trong đêm tối, bản dịch của Thái Giang, nhà Xuất
Bản Phan Sinh, 1972, tr.78).
Nếu trong 12 tông đồ xưa kia, có Giuđa phản bội bán Chúa, và có
Phêrô chối Thày 3 lần, thì trong hàng ngũ giáo sĩ ngày nay cũng không thiếu
những vụ xì căng đan đây đó. Thánh Phaolô đã cảnh giác:
Những ai đang đứng hãy coi chừng kẻo ngã".
Những ai đang đứng hãy coi chừng kẻo ngã".
Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả của báo Il Giornale,
xuất bản ngày 6-6-95 tại Milano, bắc Italia, ÐHY Pio Laghi, bấy giờ là tổng
trưởng bộ giáo dục công giáo, đã dùng hình ảnh: Ðền thờ thánh Phêrô có hàng
trăm cây cột, một cây bị đổ rầm, gây nhiều tiếng ồn, nhưng Ðền thờ vẫn đứng
nguyên. Ðó cũng là hình ảnh Giáo Hội và ơn độc thân trước sự sa ngã của một số
người.
Chúa Giêsu hứa tiếp tục ở lại với Giáo Hội của ngài "mọi
ngày cho đến tận thế", dù những yếu đuối và lỗi lầm của chúng ta.
HỎI: Thưa cha, đọc tin tức, con thấy trong nhiều văn kiện Tòa Thánh và
trong các diễn văn của ÐTC thường nói tới trào lưu tục hóa và những thách đố do
trào lưu này gây ra cho đời sống đức tin của tín hữu và sứ mạng của Giáo Hội.
Tục hóa có nghĩa là gì?
N.V.G
ÐÁP: Trong tiếng Việt, từ "tục hóa" được dùng để dịch
từ "sécularisation". Ý nghĩa của từ này khác nhau tùy theo
nguyên ngữ của nó:
- Nếu người ta coi từ tục hóa xuất phát từ nguyên ngữ saecularis
trong tiếng la tinh thời trung cổ, thì nó chỉ 2 điều: một là Nhà Nước chiếm hữu
tài sản của Giáo Hội, hay cũng gọi là "quốc hữu hóa"; hai là
trong giáo luật, "tục hóa", sécularisation, có nghĩa là cho
phép một tu sĩ đã khấn được ra khỏi dòng: nếu là linh mục thì trở thành linh
mục triều, nếu là một tu sĩ không linh mục thì trở thành giáo dân.
- Còn nếu coi từ tục hóa bắt nguồn từ nguyên ngữ "secular"
trong tiếng Anh, thì nó có nghĩa hoàn toàn khác, và chỉ một hiện tượng lịch sử,
bắt đầu từ thế kỷ 13, khi mà xã hội Âu Châu bắt đầu tiến trình tách rời và trở
nên dần dần xa lạ với Kitô giáo, nghĩa là trở nên tự trị, độc lập với Giáo Hội
và các giới luật tôn giáo, luân lý do Giáo Hội đề ra. Tiến trình này kéo dài
nhiều thế kỷ và càng trở nên mạnh mẽ hơn ngày nay.
Tuy tiến trình tục hóa, tách rời khỏi Giáo Hội là một điều đau
thương, nhưng xét cho cùng nó cũng có một khía cạnh tích cực là đưa tới sự nhìn
nhận một sự độc lập đúng đắn của các thực tại trần thế và nhân bản, nghĩa là sự
độc lập của văn hóa, Nhà Nước, chính trị, đời sống xã hội, đối với Giáo Hội và
các quy luật của Giáo Hội: nhìn nhận tính chất đời, hay là sự trung lập về tôn
giáo của Nhà Nước, sự độc lập của chính trị và không lẫn lộn với tôn giáo; nhìn
nhận sự kiện này là các thực tại nhân bản có những giá trị riêng, luật lệ
riêng, phương pháp riêng, chứ không lệ thuộc vào tôn giáo. Ðó là những khía
cạnh tích cực do tiến trình tục hóa mang lại.
Ngoài khía cạnh gọi là "lành mạnh" và tích cực
đó, tiến trình tục hóa có thể bị một số người đẩy đưa tới trào lưu gọi là "sécularisme",
(duy thế tục) mà Kitô giáo không thể chấp nhận được, vì trào lưu duy thế tục
này có nghĩa là coi các thực tại nhân bản hoàn toàn tuyệt đối độc lập khỏi
Thiên Chúa và các luật luân lý tự nhiên, vốn là nòng cốt của luân lý Kitô giáo;
người ta tìm cách loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, và sống như thể Thiên
Chúa không hề hiện hữu, trong mọi lãnh vực của đời sống con người, đời sống cá
nhân cũng như xã hội, trong các luật lệ của quốc gia.
Trào lưu duy thế tục này đạt tới cao điểm trong đời sống xã hội
dân sự và phong hóa. Người ta "tục hóa" việc thông truyền sự
sống bằng cách ban hành những luật lệ cho phép phá thai, hoặc cho dùng những
phôi thai người vào những mục tiêu chữa bệnh; người ta tục hóa gia đình nhất
phu nhất phụ và bất khả phân ly bằng cách cho phép ly dị và coi những hình thức
nam nữ sống chung không kết hôn hoặc các cặp đồng phái tính cũng có giá trị
ngang với hôn phối; tính dục được tục hóa, được "giải phóng"
khỏi mọi qui luật luân lý mà người ta cho là có tính chất đàn áp và sợ hãi tính
dục; sự chết cũng được tục hóa bằng cách loại trừ mọi sự trợ giúp người sắp
chết, cho phép kết liễu sinh mạng người bệnh nan y theo lời yêu cầu của đương
sự, hoặc trợ giúp tự tử.
Và thế là người ta tạo nên một sự rạn nứt, đổ vỡ hoàn toàn giữa
điều hợp luân lý và điều hợp pháp: đó là một điều mới mẻ trong lịch sử Âu Châu,
vì trong bao nhiêu thế kỷ trước đây, luật pháp dân sự vẫn phù hợp với luân lý
Kitô giáo. "Cho tới thời gian cách đây không lâu, 10 giới răn vẫn còn
là điểm tham chiếu của các chính phủ và các luật lệ xã hội: hầu như mọi người
đều nhìn nhận giá trị phổ quát của 10 giới răn. Luân lý và luật pháp phù hợp
với nhau. Nhưng ngày nay thì không còn nữa và khác biệt nhau. Sau tôn giáo, đến
lượt luân lý không còn là công chuyện của xã hội nữa, và chỉ được coi là một
vấn đề lương tâm riêng của mỗi cá nhân mà thôi". Thế là luân lý bị
riêng tư hóa, mỗi người có thể tạo cho mình mộ tnền luân lý riêng, cũng như một
tôn giáo riêng tùy ý thích của mình.
Ngoài ra, có một khía cạnh của trào lưu tục hóa cũng nên để ý đặc
biệt, đó là vấn đề thời gian: trong quá khứ, ngày chúa nhật và lễ trọng xen kẽ
những ngày làm việc và nghỉ ngơi; đời sống xã hội xoay quanh lịch phụng vụ.
Ngày nay, chúa nhật được thay thế bằng "week end", bằng "cuối
tuần", bắt đầu từ chiều thứ sáu và kết thúc vào chiều chúa nhật hoặc
sáng thứ hai: một phần đông đảo dân chúng tham dự thánh lễ chiều thứ bẩy. Việc
mở các cửa tiệm ngày chúa nhật, cũng góp phần làm cho chúa nhật mất đi tính
chất thánh thiêng của mình. Còn về những ngày lễ lớn như Giáng sinh, Phục sinh,
Ðức Mẹ lên trời, lễ các thánh hoặc lễ Hiển Linh, tuy vẫn còn, và có một chỗ
đứng quan trọng trong đời sống con người, cả những người không tín ngưỡng, nhưng
chúng hầu như mất ý nghĩa tôn giáo, để rồi chỉ còn được coi là dịp nghỉ ngơi,
hoặc cử hành những ngày lễ gia đình, hay là dịp để tiêu xài vậy thôi.
Sự tục hóa trong lãnh vực văn hóa có tính cách cực đoan từ thể kỷ
18 trở đi với chủ thuyết soi sáng: người ta tin tưởng nơi khả năng của lý trí
có thể giải quyết mọi vấn đề của đời sống con người và đảm bảo cho nhân loại
một sự tiến bộ ngày càng lớn mạnh, mà không cần phải nhờ tới tôn giáo, đặc biệt
là Kitô giáo. Kitô giáo bị chủ thuyết soi sáng coi là vô lý, huyền thoại, mê
tín, phản tiến bộ và tai hại.
Sự tục hóa này là đặc tính của nhiều sản phẩm văn chương và nghệ
thuật tại Âu Châu cũng như trong sự nghiên cứu khoa học, đến độ người ta quả
quyết có sự mâu thuẫn hoàn toàn giữa đức tin và lý trí, đồng thời gạt bỏ Thiên
Chúa ra khỏi phạm vi của các khoa học, coi Thiên Chúa là yếu tố gây xáo trộn
cho sự nghiên cứu khoa học. Theo quan niệm tục hóa như thế, sự nghiên cứu khoa
học chỉ có giá trị nếu nó ở lại trong phạm vi những gì có thể quan sát được
bằng những dụng cụ và phương pháp khoa học, loại bỏ mọi nguyên tắc siêu hình
học về nguyên nhân và cùng đích. Trong bối cảnh đó, để giải thích nguồn gốc sự
sống và sự phát triển của sự sống trên trái đất này mà không phải nại tới
Nguyên Nhân Siêu Việt, người ta chủ trương sự sống là do sự tình cờ ngẫu nhiên
mà có, và do sự tất yếu (nécessité), và như thế là không giải thích gì cả.
Cũng trong quan niệm tục hóa như thế, con người không còn được coi
là một thụ tạo được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, và vì thế, cũng không
phải là một thân xác có hồn thiêng, có trí tuệ thông minh, có lương tâm, tự do,
trách nhiệm luân lý, có một vận mạng là sống đời đời với Thiên Chúa, vốn là
cùng đích tối hậu và là hạnh phúc tuyệt đối của con người. Trái lại, con người,
theo quan niệm tục hóa, chỉ là một sản phẩm do sự tiến hóa mà thành, nhờ đó con
người là một động vật cao đẳng. Vì thế, không có lý gì mà nói về "nhân
vị con người", phẩm giá con người, hoặc sự tôn trọng nhân phẩm và các
quyền bất khả nhượng của con người.
Cũng vậy đối với thiên nhiên, quan niệm tục hóa cho rằng thiên
nhiên không do Thiên Chúa tạo thành và được ngài thiết định với những luật lệ
riêng, mà con người phải tôn trọng và phải thích ứng để thiên nhiên phục vụ con
người, mưu ích cho con người về vật chất cũng như tinh thần. Theo quan niệm tục
hóa, nguyên tắc duy nhất có giá trị trong việc đối xử với thiên nhiên là con
người là chủ tể tuyệt đối của thiên nhiên và vì thế có thể làm tất cả những gì
mà kỹ thuật có thể làm được, và không cần để ý tới một nguyên tắc luân lý nào
cả. Theo quan điểm như thế về thiên nhiên, những gì khả năng con người có thể
chế tạo đều là những kỳ công, bất chấp điều đó có quay ngược chống lại con
người hay không.
LM Bình An
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment